Chiến lược phát triển Khoa

15/06/2020

I. Mục tiêu phát triển chiến lược của khoa

- Khoa Địa chất phải trở thành một khoa đào tạo và nghiên cứu khoa học đạt trình độ quốc tế.

-  Xây dựng được chương trình đào tạo liên thông quốc tế, rút ngắn thời gian đào tạo đại học, cao học và tiến sỹ.

- Mở thêm một số ngành mới theo nhu cầu của xã hội.

- Tất cả đội ngũ cán bộ giảng dạy phải có trình độ trên thạc sĩ, được đào tạo hoặc thực tập tại các cơ sở đào tạo hoặc nghiên cứu hiện đại trên thế giới và trong khu vực, có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ tiếp cận chuẩn quốc tế.

- Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống phòng thí nghiệm, khu thực tập, thí nghiệm với các trang thiết bị đạt tiêu chuẩn quốc tế và có thể thực hiện các thí nghiệm phức tạp, định lượng trong bối cảnh trường trở thành một trường đại học nghiên cứu.

II. Các chương trình chiến lược và giải pháp phát triển

II.1. Chiến lược phát triển đào tạo

+ Quy mô đào tạo

* Hệ đại học: từ nay đến 2030, mỗi năm tuyển sinh 60 - 100 sinh viên.

* Hệ sau đại học: Mỗi năm đào tạo 10 - 20 thạc sĩ, 2 - 4 tiến sĩ.

+ Giáo trình, bài giảng:

- Liên tục cải tiến nội dung giáo trình bài giảng, tiếp cận và tiến tới sử dụng giáo trình quốc tế. Nâng cấp và viết mới các giáo hình đã lạc hậu. Đến năm 2030 các giáo trình phải được biên soạn giáo trình cấp nhà xuất bản, những giáo trình đã sử dụng quá 5 năm phải biên tập, bổ sung để tải bản.

- Các chuyên đề, các bài tập ... đều phải được biên soạn để nhà trường in cho học sinh học tập.

- Các bộ môn tập trung xây dụng và viết các sách, giáo trình tổng hợp theo ngành phục vụ cho sinh viên tham khảo thuận lợi để giúp sinh viên và học viên, NCS tham khảo (có thể soạn theo sách điện tử).

- Giai đoạn 2025 - 2030 các giáo trình, bài giảng có thế được chuyển tải trên mạng để sinh viên tra cứu và học tập thuận tiện.

II. 2. Chiến lược phát triển khoa học, chuyển giao công nghệ

a. Yêu cầu chung

* NCKH phải kết hợp với thực nghiệm và chuyển giao công nghệ

* Phải kết hợp chặt chẽ NC cơ bản với thực nghiệm, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ mới.

* Kết hợp chặt chẽ giữa NCKH, CGCN với nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho cán bộ, tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ xây dựng các luận án thạc sĩ tiến sĩ, nâng cao chất lượng đào tạo, lôi cuốn học sinh tham gia và góp phần nâng cao đời sống kinh tế, giảm bớt gánh nặng kinh phí cho nhà trường.

* NCKH phải mở rộng mối quan hệ hợp tác với các trường đại học các cơ sở nghiên cứu, các địa phương các doanh nghiệp trong nước, quan hệ với nước ngoài và nâng vị thế của bộ môn trong xã hội đồng thời phải đa dạng hóa các hoạt động khoa học công nghệ.

b. Mục tiêu chung

Nghiên cứu triển khai sử dụng các công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại mang tính định lượng cao, đẩy nhanh công tác điều tra cơ bản các đời ven bờ, các đối tượng địa chất đặc biệt, ở dưới sâu; các tai biến địa chất, tác động môi trường phục vụ kịp thời việc phát triển kinh tế lãnh thổ và các địa phương, khai thác, sử dụng hợp lý, bảo vệ và quản lý tốt tài nguyên và môi trường một cách lâu bền.

c. Phương hướng cụ thể

- Tập trung phát triên các hoạt động NCKH theo hướng liên ngành, liên Bộ môn và hướng ứng dụng chuyển giao công nghệ;

- Đẩy mạnh hướng nghiên cứu cơ bản ở các bộ môn theo các hướng chuyên sâu.

- Mở rộng các đề tài NCKH, dự án phục vụ sản xuất theo hướng điều tra cơ bản tài nguyên biển;

- Các Bộ môn thường xuyên tổ chức sinh hoạt học thuật khoa học tại Bộ môn, nhất là đối với các cán bộ trẻ (3 tháng 1 lần);

- Phấn đấu các cán bộ từ thạc sĩ trở lên 1 năm tối thiểu phải có 01 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học hoặc 01 công trình trình bày trong các Hội nghị khoa học cấp trường; quốc gia.

- Mỗi năm có 10 - 20 lượt cán bộ tham dự Hội nghị khoa học quốc tế. Hai năm Khoa sẽ tổ chức mọt lần Hội Nghị khoa học quôc tế ở trong nước.

d. Hướng phát triển lực lượng khoa học

+ Lực lượng chủ chốt là các CBGD (các GS, PGS, TS, ThS) trong các bộ môn.

+ Các NCS của bộ môn

+ Các học viên cao học

Hướng đào tạo chính là trong nước, kết hợp với thực tập ngắn hạn (6 tháng đến 12 tháng) ở nước ngoài; khuyến khích các thày cô giáo, các NCS tham gia các hội thảo khoa học trong và ngoài nước.

+ Kết hợp với các cơ sở nước ngoài cùng đào tạo KS, ThS, TS.

+ Bồi dưỡng mọt số sinh viên từ những năm đầu bằng cách hướng học vào tham gia các hoạt động NCKH của sinh viên, đến năm thứ tư tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các dự án, các đề tài NCKH của các thày cô trong các bộ môn. Lựa chon mỗi năm 1-2 học sinh giỏi trong số đó ký kết hợp đồng phục vụ các đề tài NCKH của mỗi bộ môn, trong thời gian này cố găng bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học và có thể tạo điều kiện cho họ tham gia các dự án hợp tác với nước ngoài, học cao học và có thể làm NCS, sau đó có thể giữ lại trường làm công tác giảng dạy. Cũng theo hướng đó nhưng cứ các cán bộ này đi thực tập về xây dụng phòng thí nghiệm và sau đó giữ lại phụ trách công tác thí nghiệm.

e. Cơ cấu học thuật

Các bộ môn và khoa sẽ phân thành các nhóm

+ Nhóm nghiên cứu cơ bản

+ Nhóm NC khu vực

+ Nhóm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ

II.3. Chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ cán bộ

Thực tế công tác bồi dưỡng đội ngũ của cán bộ của các bộ môn trong hơn 60 năm qua của khoa đã thu được mộ số kết quả cần tiếp thu và phát triển như:

1. Các bộ môn thường xuyên tổ chức các sinh hoạt học thuật với nội dung đa dạng như các đề tải, các dự án khoa học bảo các vấn để chuyên môn và các thành viên có thể tranh luận thoải mái, các học viên cao học, các NCS báo cáo các kết quả chuyên môn đã thực hiện, toàn thể các thành viên trong các bộ môn phải tham gia và trao đổi góp ý, tranh luận khách quan và minh bạch.

2. Kết hợp việc đào tạo trong nước với đào tạo ngoài nước bằng mọi hình thức như:

* Phối hợp giữa trong nước và một tổ chức nước ngoài cùng đào tạo cấp tiến sỹ.

* Tạo điều kiện cho cán bộ của các bộ môn được đi trao đổi, tham gia các đợt bồi dưỡng chuyên môn do các cơ sở ngoài trường và nước ngoài tổ chức.

3. Đưa các cán bộ của các bộ môn vào các hoạt động chung của đất nước bằng việc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành viên tham gia các hoạt động khoa học trong và ngoài trường, như tham gia nhận thực hiện một phần các đề tải do các cán bộ trong các bộ môn đang chủ trì, tham gia các đề tải do cán bộ ngoài bộ môn chủ trì, các Hội thảo khoa học do các cơ quan bạn tổ chức, bắt buộc phải có báo cáo khoa học trong các Hội nghị khoa học của trường , hoặc viết bài cho các tạp chí ...

II.4. Chiến lược hợp tác quốc tế và trong nước

Hơn 60 năm qua, Khoa Địa chất có nhiều cố gắng trong công tác hợp tác đa dạng với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

Chiến lược chung là tăng cường họp tác trong và ngoài nước phục vụ đắc lực cho công tác đào tạo nhân lực và giải quyết các vân đề tài nguyên môi trường cho đất nuớc theo nguyên tắc là các bên tham gia đều có lợi.

+ Đối với trong nước:

Tăng cường hợp tác với các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học &Công nghệ; Bộ NN&PTNT, Bộ Xây dựng; Bộ Công Thương; Các địa phương; Các doanh nghiệp; Các trường đại học, Viện nghiên cứu... trong cả nước

Nhằm mục đích:

* Xác định nhu cầu nhân lực của ngành đào tạo (đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, cán bộ quản lý, cả về số lượng và chất lượng)

* Tranh thủ sự giúp đỡ và tạo điều kiện cho sinh viên thực tập.

* Xác định các nhu cầu về NCKH, CGCN của các Bộ, ngành, địa phương và có thể hợp tác NC.

* Tìm kiếm nguồn tài trợ cho công tác đào tạo

Nội dung hợp tác:

* Hợp tác đào tạo - Nhu cầu đào tạo, địa điểm thực tập, hỗ trợ tài chính, thiết bị...

* Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

+ Đối với nước ngoài:

* Phục hồi, cũng cố lại các quan hệ hợp tác với Liên bang Nga, Đức, Ba Lan và các nước thuộc khối XHCN trước đây.

* Củng cố và mở rộng hợp tác với một số nước đã có mối quan hẹ như: Đan Mạch, Thụy Điển, Pháp, Canada Hà Lan, Mỹ…

* Mở rộng mối quan hệ hợp tác mới trước mắt ưu tiên các quan hệ thuộc các nước trong khu vực, với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

+ Hình thức hợp tác:

* Cùng đào tạo, chủ yếu đào tạo cao học và NCS, trong đó ưu tiên đào tạo tiến sĩ cho các bộ môn;

* Cùng nghiên cứu một số vấn đề khoa học, chủ yếu là nghiên cứu cơ bản của ngành;

* Cùng tổ chức Hội thảo, Hội nghị khoa học trao đổi học thuật.

* Trao đổi hướng dẫn sinh viên thực tập, nghiên cứu khoa học.

+ Quy mô hợp tác

Thực hiện các quy mô khác nhau từ nhỏ đến lớn, ngắn hạn đến trung và dài hạn.

+ Hiệu quả của hợp tác

* Tăng cường năng lực chuyên môn cho các thành viên trong khoa

* Đào tạo nguôn cán bộ giảng dạy, hướng dẫn thi nghiêm, thực tập cho các cán bộ của các bộ môn

* Tăng cường tính năng động cho các bộ môn.

* Tăng cường năng lực cho các phòng thí nghiệm

* Tăng cường địa điểm thực tập cho học sinh trong khoa.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

III.1. Phân công trách nhiệm

* Trưởng khoa chịu trách nhiệm chung và trực tiếp phụ trách chỉ đạo các bộ môn thực hiện chiến lược.

* Các Bộ môn là các đơn vị trực tiếp thực hiện các nội dung của chiến lược.

III.2. Đề xuất hỗ trợ

* Để có thể thực hiện được chiến lược để ra phải được sự ủng hộ của Nhà Trường về nhiều mặt đặc biệt là cơ chế.