BẢNG THỐNG KÊ CÁC DANH MỤC ĐỀ XUẤT CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN LẦN THỨ 30

20/10/2016

BẢNG THỐNG KÊ CÁC DANH MỤC ĐỀ XUẤT CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN LẦN THỨ 30

Khoa: Khoa học và Kỹ thuật địa chất

Bộ môn: Địa chất biển

 Theo kế hoạch chung của Nhà trường về công tác NCKH SV, Bộ môn Địa chất biển đã tiến hành đề xuất các đề tài NCKH cho sinh viên lần thứ 30 năm học 2016-2017. Để tạo ra một môi trường học tập, nghiên cứu khoa học với toàn thể sinh viên trong Khoa khoa học và kỹ thuật địa chất.

Như chúng ta đã biết, việc học phải đi đôi với thực hành và nghiên cứu khoa học đối với sinh viên đã trở nên ngày càng quen thuộc và là niêm yêu thích, đam mê của rất nhiều bạn sinh viên.

Cùng với sự nhiệt tình chỉ dẫn của các thầy cô trong bộ môn Địa chất Biển sẽ giúp cho các bạn sinh viên cảm thấy yêu nghề và gắn bó với nghề hơn bên cạnh đó sẽ học hỏi được nhiều kiến thức chuyên môn cũng như các bạn sẽ được trải nghiệm những điều thích thú nhất trong địa chất.

Dưới đây là 8 đề tài cho 8 nhóm sinh viên đã được nhận và trong thời gian này đang chuẩn bị đi vào thực hiện đề tài của nhóm mình. Đây có thể là lần đầu tiên các em được đứng tên để thực hiện một đề tài khoa học, sẽ có những khó khăn nhưng nó sẽ giúp cho các em cách làm việc theo nhóm, giúp các em tự tin hơn về kiến thức chuyên môn, và đặc biệt cho các em làm quen với việc NCKH... 

 

STT

Tên đề tài

Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

Kết quả cần đạt được

Sinh viên thực hiện

Lớp

CBHD

1

Lượng hóa hoạt động kiến tạo hiện đại và ảnh hưởng của chúng đối với tai biến địa chất khu vực ven biển Ninh Thuận – Bình Thuận

1. Mục tiêu nghiên cứu: Làm sáng tỏ hiện trạng và đánh giá định lượng ảnh hưởng của các chuyển động kiến tạo hiện đại đối với tai biến địa chất vùng ven biển Ninh Thuận – Bình Thuận.

2. Nội dung nghiên cứu:

- Tổng hợp xử lý số liệu của các đề tài, dự án nghiên cứu trước đây

- Khảo sát thực địa thu thập các số liệu địa chất, địa mạo, mẫu vật,….  - Định tuổi và phân tích đồng vị 210Pb, 14C và phân tích độ hạt

- Phân tích ảnh viễn thám và thành lập các bản đồ chuyên đề- Viết báo cáo

Làm sáng tỏ Hiện trạng và lượng hóa đặc điểm biến động đới bờ do các tai biến địa chất gây ra.

Cảnh Chi Hiếu, Phan Thị Chinh, Nguyễn Đình Quảng, Nguyễn Huệ Quỳnh

Địa chất B– K58

PGS.

TS. Hoàng Văn Long

2

Phân tích Nguồn gốc  thành tạo sa khoáng ven biển Phú Yên Khánh Hòa dựa trên kết quả định  tuổi tuyệt đối U-Pb và phân tích mối liên quan giữa  khoáng vật bằng phương pháp Quemscan

1.      Mục tiêu của đề tài : Xác định nguồn gốc các nguồn cung cấp khoáng vật nặng cho việc thành tạo sa khoáng ven Biển Phú Yên – Khánh Hòa

2.   Nội dung nghiên cứu: 

-  Tổng hợp xử lý số liệu phân tích tuổi tuyệt đối Zircon U-Pb bằng Isoplot

- Phân tích mối tương quan giữa các khoáng vật  nặng  trên cơ sở kết quả quét của máy Quemscan

-  Viết báo cáo

Làm sáng tỏ nguồn gốc thành tạo sa khoáng ven biển Phú Yên- Khánh Hòa 

 Trần Thị Huyền, Nguyễn Thị Tâm, Hoàng Văn Huy, Mai Thị Ngọc Ánh

 Địa chất A, B – K58 

ThS. Nguyễn Hữu Hiệp

3

Luận giải lịch sử nâng kiến tạo Núi Bà - Khánh Hòa trong giai đoạn Kainozoi bằng phương pháp định tuổi tuyệt đối AFT (Apatite fission track)

1.  Mục tiêu của đề tài : Xác định thời gian nâng kiến tạo của khối Núi Bà và tốc độ nâng trong mối liên quan với tách giãn biển Đông

2.  Nội dung nghiên cứu: 

-     Tổng hợp xử lý số liệu phân tích bằng phần mềm HeFty

-     Thành lập bản đồ, mặt cắt-     Viết báo cáo

Làm sáng tỏ lịch sử tiến hóa kiến tạo khu vực Núi Bà trong giai đoạn Kainozoi

Bùi Minh QuânNguyễn Mạnh Phúc, Nguyễn Tùng Long

Địa chất A, B – K58 

ThS. Nguyễn Hữu Hiệp

 4

 Đánh giá vai trò của các yếu tố địa chất và hải văn ven bờ đối với sự biến động vùng ven biển Nam Định – Thái Bình

 1. Mục tiêu của đề tài:- Làm sáng tỏ hiện trạng và nguyên nhân gây biến động đới ven bờ khu vực cửa sông Hồng từ Thái Bình đến Nam Định.

2. Nội dung nghiên cứu:

- Thu thập, xử lý số liệu về địa chất, thủy hải văn trong khu vực nghiên cứu nhằm phục vụ các nội dung trong đề tài

- Khảo sát thực địa: quan sát, nghiên cứu tại thực địa để thu thập thông tin về đặc điểm địa chất, địa mạo, hiện trạng biến động đới ven bờ, đo đạc các thông số dòng chảy và lấy mẫu làm tài liệu phân tích-luận giải trong phòng.

- Nghiên cứu đặc điểm thủy hải văn: Phân tích đặc điểm, quy luật vận động của dòng chảy đới ven bờ và đánh giá ảnh hưởng của chúng đối với quá trình xói mòn, vận chuyển và lắng đọng trầm tích gây ra hiện tượng biến động đới bờ.- Nghiên cứu quá trình biến động đới ven bờ trong khu vực theo thời gian: Sử dụng phương pháp phân tích ảnh viễn thãm. Đây là phương pháp nghiên cứu hiện đại, áp dụng công nghệ viễn thám vào việc phân tích biến động đới ven bờ và quản lý không gian trên diện rộng qua các thời kỳ. Kết hợp với các đặc điểm về địa chất, địa mạo, thủy hải văn để đánh giá quá trình biến động đới ven bờ Thái Bình-Nam Định.

Xác định quá trình biến động đường bờ, vùng ven biển từ quá khứ tới hiện tại, nguyên nhân gây biến động và (dự báo trong tương lai?)

 Lê Thị Hòa, Lê Thị Bùi, Phạm Cao Siêu, Phạm Thanh Thủy

 Địa chất B-K59

GV. Ngô Thị Kim Chi

5

Đánh giá các giá trị địa chất – địa mạo vùng ven biển Nha Trang – Khánh Hòa phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

1. Mục tiêu nghiên cứu: Làm sáng tỏ đặc điểm địa chất – địa mạo vùng ven biển Nha Trang Khánh Hòa và ý nghĩa của chúng trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hôi coh địa phương.

2. Nội dung nghiên cứu:

- Tổng hợp xử lý số liệu của các đề tài, dự án nghiên cứu trước đây 

- Khảo sát thực địa thu thập các số liệu địa chất, địa mạo, mẫu vật,….

- Phân tích xử lý tài liệu địa chất- Phân tích xử lý tài liệu địa mạo- Viết báo cáo

Các giá trị địa chất, địa mạo phục vụ cho quy hoạch và phát triên kinh tế - xã hội cho địa phương.

Trần Viết Phong, Hoàng Quốc Tuấn, Đỗ Mai Anh, Nguyễn Thị Phương Thảo

Địa chất công trình A-k59, Địa chất A – K59

PGS.

TS. Hoàng Văn Long

6

Phân tích các hoạt động biến dạng kiến tạo trong khu vực Công viên địa chất toàn cầu Hà Giang phục vụ cho việc xác lập các giá trị du lịch địa chất

1. Mục tiêu của đề tài:

- Làm sáng tỏ các giá trị về đặc điểm địa chất, cụ thể là các hoạt động biến dạng kiến tạo trong khu vực Công viên địa chất toàn cầu Hà Giang phục vụ cho việc xác lập các giá trị du lịch địa chất nhằm phát triển kinh tế-xã hội cho địa phương.

2. Nội dung nghiên cứu:

Nội dung 1: Thu thập tổng hợp các tài liệu về địa chất khu vực nghiên cứu và các tài liệu có liên quan.

Nội dung 2: Tiến hành khảo sát thực địa, tham quan để thu thập các thông tin thực tế về địa chất, kiến tạo, môi trường và điều kiện tự nhiên -  xã hội khu vực nghiên cứu.

Nội dung 3: Tổng hợp xử lý và phân tích các kết quả đã thu thập và khảo sát ngoài thực địa như: các dạng địa hình - địa mạo; đặc điểm địa chất; các hoạt động kiến tạo trong khu công viên địa chất; liên hệ với các hoạt động kiến tạo khu vực...

Nội dung 4: Đánh giá các giá trị địa chất, kiến tạo, cảnh quan và quy hoạch phát triển du lịch địa chất trong công viên.

Trên cơ sở phân tích các hoạt động biến dạng kiến tạo trong khu vực Công viên địa chất toàn cầu Hà Giang để xác lập các giá trị du lịch địa chất. 

Lâm Thị Huệ, Đào Quốc Bảo, Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thương  

Địa chất A – K59 

GV. Ngô Thị Kim Chi

7

Đặc điểm trầm tích tầng mặt và triển vọng sa khoáng vùng biển ven bờ Quảng Ngãi

 

1. Mục tiêu của đề tài:

- Làm sáng tỏ hiện trạng phân bố, quy luật phân bố trầm tích tầng mặt đáy biển và đánh giá khoáng sản đi kèm thuộc phạm vi vùng biển ven bờ  Quảng Ngãi.

2. Nội dung nghiên cứu- Thu thập, tổng hợp các tài liệu về địa chất, địa mạo cảnh quan khu vực nghiên cứu và các tài liệu có liên quan.

- Khảo sát thực địa và thu thập các mẫu sa khoáng ven biển

- Tiến hành xử lý các mẫu trầm tích độ hạt, mẫu địa chất, mẫu sa khoáng. Thành lập bản đồ trầm tích tầng mặt khu vực nghiên cứu

- Đánh giá triển vọng sa khoáng khu vực, mối quan hệ giữa các thành tạo địa chất với khoáng sản.

- Viết báo cáo

- Thành lập bản đồ trầm tích tầng mặt thể hiện được các trường trầm tích và quy luật phân bố trầm tích tầng mặt.- Mối tương quan giữa các thành tạo địa chất với khoáng sản đi kèm.- Xác định được vành sa khoáng trong vùng nghiên cứu.- Báo cáo tổng kết.                                                                                     

Phạm T.Vân Anh, Lại T. Ngọc Quỳnh, Lê Thị Hiệp, Trần Đăng Hùng

DCDC-59B

GV. Phan Văn Bình 

8

Phân tích cấu trúc địa chất và đặc điểm địa tầng đảo Vĩnh Thực (Móng Cái)­­ phục vụ cho việc đánh giá triển vọng tài nguyên địa chất

1.Mục tiêu của đề tài:

- Làm sáng tỏ đặc điểm cấu trúc địa chất, địa tầng khu vực đảo Vĩnh Thực và đánh giá triển vọng tài nguyên địa chất đảo Vĩnh Thực và vùng lân cận.

2.Nội dung nghiên cứu:

- Thu thập và tổng hợp tài liệu và kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan đến khu vực nghiên cứu. Xác định các kết quả đã thu được, các vấn đề còn tồn đọng cần giải quyết để định hướng cho việc lên kế hoạch và mục tiêu cần giải quyết cho các bước tiếp theo.

- Nghiên cứu thực địa: khảo sát địa chất trên đảo nhằm thu thập thông tin về đặc điểm địa chất, các cấu trúc địa chất, địa mạo... Nhận diện các hệ thống khe nứt, đứt gãy, đới trượt, nếp uốn và đo đạc thế nằm của các dạng cấu tạo liên quan; Nghiên cứu thành phần thạch học, mẫu trọng sa...

- Tiến hành xử lý các mẫu trầm tích độ hạt, mẫu địa chất, mẫu sa khoáng.

- Đánh giá triển vọng tài nguyên địa chất trong mối quan hệ giữa cấu trúc địa chất, đặc điểm địa tầng khu vực Đảo Vĩnh Thực.

Khoanh định khu vực hoặc các cấu trúc địa chất, các địa tầng có tiềm năng chứa nước ngầmNhững khu vực có tiềm năng sa khoáng biển.  

Hoàng Hải Yến, Bùi Thanh Nam, Lê Thị Hồng Nhung, Nguyễn Anh Tuấn

Địa chất B-K59

GV. Phan Văn Bình

 Chúng ta cùng nhìn lại các nhóm NCKH sinh viên lần thứ 29 năm học 2015-2016 để cùng trải nghiệm và tạo niềm đam mê, quyết tâm cố gắng thực hiện đề tài của mình nhé.

Hành trình khảo sát đới ven bờ biển Thanh Nghệ của nhóm sinh viên NCKH 09 và sv tốt nghiệp tại bộ.môn Địa chất Biển: "Bước đi nhỏ mở tương lai..."

 

Và Tiếp theo là các bạn nhóm 06 đã có chuyến đi thực địa tại Lăng Cô - Thừa Thiên Huế:

Các bạn đã viết cảm nhận của mình về chuyến đi như sau : "Xin chào, tớ là thành viên của nhóm 6, một trong những nhóm tham gia chuyến đi thực đia khảo sát ven biển miền trung dọc khu vực Huế- Đà nẵng với các thầy cô trong bộ môn địa chất Biển.
Đây là chuyến đi thực địa thứ hai của nhóm tớ sau khi đi thực địa địa chất đạị cương. Mỗi chuyến đi với chúng tớ là những trải nghiệm, những bài học quý báu mà chúng tớ học được từ các thầy cô hướng dẫn. 
Chuyến đi này bọn tớ trải qua nhiều cảm xúc lẫn lộn. Đầu tiên là cái háo hức chuẩn bị cho ngày đi, rồi vui mừng khi đặt chân tới miền đất lạ, được đi ăn, được đi tham quan các địa danh mà bọn tớ chưa đi bao giờ, và nhiều bài học thực tế nhiều hơn nữa. 
Chuyến đi của nhóm tớ có 3 ngày có thể là ít so với các nhóm khác nhưng cảm giác mà bọn tớ trải qua cũng không kém các nhóm khác.
Hướng dẫn bọn tớ chính là ba thầy dễ thương trong bộ môn địa chất biển là thầy Hoàng Văn Long, thầy Hiệp và thầy Nghiêm. Và một điều thật sự là lúc đầu khi chưa tiếp xúc với các thầy chúng tớ khá là sợ, khá lo lắng; nhưng bù lại lo lắng và sợ hãi bao nhiêu thì khi tiếp xúc nó là hoàn toàn khác. Là sự thân thiện, vui tính, dễ gần và tớ biết điều mà bọn tớ nghĩ trước đó đều là hư không. Đi với các thầy chúng tớ được học hỏi rất nhiều , không chỉ kiến thức trên lớp, không chỉ kiến thức trên thực địa và mà còn giúp chúng tớ hiểu biết nhiều hơn những thứ mà bọn tớ chưa hề biết về các địa danh, giúp chúng tớ mở rọng thêm rất nhiều. Các thầy dẫn chúng tớ đi ăn biết bao nhiêu là món ngon ở mỗi nơi mà chúng tớ ghé qua, là bánh cuốn thịt heo, là bánh canh cá lóc, cao lầu, nào là mì quảng ...chúng tớ được thưởng thức những đặc sản đặc trưng cho mỗi vùng. Cảm giác thật tuyệt.
Xen kẽ với mỗi lần đi là những chuyến đi thực địa. Không còn là lí thuyết mơ hồ trên lớp chúng tớ được thực tế hơn rất nhiều, và cảm thấy rằng lí thuyết là chưa đủ, càng đi càng thấy kiến thức của bọn tớ chưa được chắc.
Ba ngày, không phải quá dài cũng không phải là quá ngắn nhưng bọn tớ được tiếp xúc nhiều hơn những thứ mà bọn tớ đã từng có. Chỉ là một trong những chuyến đi nhỏ nhưng có ý nghĩa to lớn so với chúng tớ sau này. Tớ thay mặt nhóm tớ cảm ơn các thầy cô nhiều đã tận tình giúp chúng tớ nhiều, bỏ ra nhiều công sức giúp đỡ, quan tâm và lo lắng cho dù đó chỉ là những cử chỉ nhỏ nhất của các thầy đối với nhóm tớ nói riêng và các nhóm khác nói chung. Rất vui vì chúng tớ đã được học tập và được làm việc chung với các thầy, đó là sự mở đầu cho bước tiến của chúng tớ vào hướng chuyên sâu địa chất biển sau này. Một lần nữa em xin cảm ơn cả ba thầy, thầy Long, thầy Hiệp, thầy Nghiêm rất là nhiều.
Chúng em yêu các thầy nhiều lắm! "

Đây mới chỉ là 2 nhóm mở màn cho chuyến đi thực địa năm vừa qua, còn rất nhiều ý nghĩ và chia sẻ của các bạn nhóm khác nữa. Các bạn có thể vào trang facebook của bộ môn để cùng xem nhé!  https://www.facebook.com/diachatbien/?ref=aymt_homepage_panel

Cuối cùng chúc các em học tập tốt, hoàn thành tốt những mục tiêu mà mình đã đề ra.!

 Đưa tin : PVB