BỘ MÔN KHOÁNG THẠCH VÀ ĐỊA HÓA
50 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
Địa chỉ: Phòng 4-13, Nhà C12, Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Số 18 phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Phone: (84 4) 3838 8027
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. hoặc This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
Bộ môn Khoáng Thạch và Địa hóa (đổi tên từ bộ môn Khoáng Thạch) được thành lập vào cuối năm 1966 từ hai nhóm Tinh thể - Khoáng vật và Thạch học thuộc Bộ môn Địa chất Thăm dò, Khoa Địa chất, Đại học Bách Khoa Hà Nội (sau này là Khoa Địa chất, trường Đại học Mỏ - Địa chất) do TSKH Quan Hán Khang làm Trưởng Bộ môn
Trong những năm đầu mới được thành lập, Bộ môn đóng ở xã Đình Tổ (Thuận Thành - Bắc Ninh) với khoảng 15 cán bộ, đa số là cán bộ trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề được đào tạo từ chính trường đại học Mỏ-Địa chất và nhiều nguồn khác như: Liên Xô, Trung Quốc, Đức, Ba Lan, Rumani…
Năm 1975, bộ môn Khoáng Thạch được tách thành hai bộ môn: Bộ môn Tinh thể - Khoáng vật do TSKH Quan Hán Khang làm trưởng bộ môn, sau đó là TS Chu Tuấn Nhạ; Bộ môn Thạch học do TS Huỳnh Trung làm trưởng bộ môn và sau đó là TS Trịnh Ích. Năm 1976, Bộ môn chuyển từ khu sơ tán Thuận Thành lên khu vực Mỏ Chè (Phổ Yên -Thái Nguyên). Năm 1984, do yêu cầu củng cố lực lượng cán bộ, bộ môn Khoáng Thạch được tái lập trên cơ sở hợp nhất của hai bộ môn Tinh thể - Khoáng vật và Thạch học.
Từ năm 1984 đến nay, bộ môn xây dựng và phát triển dưới sự lãnh đạo của các Trưởng bộ môn: PGS.TSKH Phạm Văn An (1984-1998); PGS.TS Đỗ Đình Toát (1998-2006); PGS.TS Lê Tiến Dũng (2006-2011), PGS.TS Nguyễn Khắc Giảng (2011 đến nay).
Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Bộ môn Khoáng Thạch và Địa hóa đã luôn nỗ lực vượt qua khó khăn thử thách để trưởng thành và phát triển lớn mạnh với đội ngũ giảng viên năng động, có chuyên môn cao và được đào tạo từ nhiều trường đại học khác nhau trên thế giới. Hiện nay, Bộ môn Khoáng Thạch và Địa hóa đã trở thành một trong những Bộ môn chủ chốt của khoa Địa chất và trường Đại học Mỏ - Địa chất, đảm nhận việc giảng dạy hàng loạt môn học quan trọng cho sinh viên nhiều ngành hoặc lĩnh vực khác nhau như Địa chất, Địa chất Công trình, Địa chất Thủy văn, Tuyển khoáng... cả trình độ đại học và trên đại học.
NĂNG LỰC HIỆN TẠI VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
* Cơ cấu tổ chức
|
|
Trưởng bộ môn
PGS.TS Nguyễn Khắc Giảng |
Phó Trưởng bộ môn
GVC.ThS Phạm Thị Vân Anh |
Hiện tại Bộ môn đang có 11 cán bộ cơ hữu, 3 cán bộ thỉnh giảng gồm: 06 Phó Giáo sư - Tiến sĩ, 01 Tiến sĩ, 06 Thạc sĩ trong đó 04 cán bộ đang làm nghiên cứu sinh (hai NCS nước ngoài và 2 NCS trong nước).
* Danh sách cán bộ
1. PGS.TS Nguyễn Khắc Giảng |
|
6. ThS Tô Xuân Bản (NCS tại Anh) |
2. ThS Phạm Thị Vân Anh (NCS) |
|
7. ThS Hà Thành Như |
3. PGS.TS Lê Tiến Dũng |
|
8. ThS Nguyễn Trung Thành |
4. KS Phạm Trường Sinh (NCS) |
|
9. ThS Lê Thị Ngọc Tú |
5. TS Đặng Thị Vinh |
|
10. ThS Nguyễn Hữu Trọng (NCS tại TQ) |
Cán bộ bộ môn được biên chế trong 2 nhóm chuyên môn chính là Địa hóa - Khoáng vật và Thạch học. Nhóm Địa hóa - Khoáng vật gồm 2 tổ: Địa hóa và Tinh thể - Khoáng vật; nhóm Thạch học gồm 2 tổ: Thạch học các đá kết tinh (magma và biến chất) và Thạch học các đá trầm tích. Lực lượng cán bộ của Bộ môn đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đào tạo của nhà trường trong những năm trước mắt và lâu dài.
Cơ sở vật chất của Bộ môn gồm: 01 văn phòng, 04 phòng thí nghiệm - thực tập (phòng mẫu Tinh thể - Khoáng vật; phòng mẫu Thạch học; phòng kính hiển vi Thạch học; phòng thí nghiệm nghiên cứu thành phần vật chất), 01 phòng gia công mẫu; 01 Trung tâm triển khai ứng dụng các khoa học địa chất và nghiên cứu thành phần vật chất.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
- Giảng dạy
+ Đại học: Bộ môn hiện đang đảm nhận 16 môn học hệ đại học với các môn học chính gồm: Tinh thể - Khoáng vật học đại cương, Khoáng vật chuyên ngành, Khoáng vật sét, Địa hóa, Địa hóa môi trường, Thạch học, Thạch học chuyên ngành phần I, Thạch học chuyên ngành phần II, Thạch học kỹ thuật… Hàng năm, bộ môn đảm nhận công tác giảng dạy cho khoảng 40 lớp thuộc các chuyên ngành Địa chất, Nguyên liệu khoáng, Địa chất công trình, Địa chất thủy văn, Địa vật lý, Địa chất dầu, Tuyển khoáng, Tin địa chất, Tuyển luyện…
+ Sau Đại học: Bộ môn tham gia chương trình đào tạo cao học Địa chất thăm dò từ khóa đầu tiên (1994-1996) và đến năm 2005 bắt đầu đào tạo cao học chuyên ngành Khoáng vật học, Thạch học và Địa hóa học. Trong giai đoạn hiện nay, bộ môn phụ trách đào tạo cao học chuyên ngành Khoáng vật học - Địa hóa học (mã ngành 60.44.02.05) và đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Khoáng vật học - Địa hóa học (mã ngành 62.44.02.05)
+ Ngoài ra Bộ môn thường xuyên tổ chức chuyên đề bồi dưỡng sau đại học “Thạch học và Khoáng vật ứng dụng”; chứng chỉ hành nghề “Phân tích, xác định đá và lát mỏng thạch học”.
Tính đến thời điểm hiện tại, cán bộ của bộ môn đã hướng dẫn chính 22 NCS hoàn thành luận án PTS, TS; tham gia hướng dẫn hơn 10 NCS; 4 khoá cao học chuyên ngành Khoáng Thạch gồm 15 học viên đã bảo vệ thành công và giành được học vị Thạc sỹ. Ngoài ra, các cán bộ của bộ môn đã phối hợp hướng dẫn NCS tại các cơ sở đào tạo ở nước ngoài (Đức, Australia) và hiện đang hướng dẫn 5 NCS làm luận án tại bộ môn.
- Nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ
* Các hướng nghiên cứu khoa học cơ bản
1. Thạch luận các đá magma xâm nhập, phun trào và biến chất;
2. Trầm tích luận, các vấn đề về tướng đá, cổ địa lý các bồn trũng trong mối liên quan với bối cảnh kiến tạo và khoáng sản than, dầu khí;
3. Địa hóa học đại cương, Địa hóa - Khoáng vật các quá trinhg tạo khoáng nội sinh, Địa hóa học các quá trình ngoại sinh, Địa hóa biển và Địa hóa ứng dụng (Địa hóa môi trường và Địa hóa tìm kiếm, thăm dò khoáng sản).
* Các đề tài khoa học và triển khai công nghệ
1. Điều tra cơ bản tài nguyên khoáng sản;
2. Định hướng sử dụng hợp lý các nguyên liệu khoáng;
3. Địa hóa môi trường đất và nước;
4. Địa hóa môi trường khai thác mỏ;
5. Ứng dụng nghiên cứu thạch học và khoáng vật trong khảo sát điều kiện địa chất công trình các dự án thủy điện, tai biến địa chất và quy hoạch thăm dò khai thác tài nguyên…
Trong công tác nghiên cứu khoa học, phục vụ sản xuất, các cán bộ của bộ môn đã thực hiện nhiều đề tài, chương trình nghiên cứu phục vụ sản xuất. Một số đề tài điển hình như: Vỏ phong hóa nhiệt đới ẩm Việt Nam và các khoáng sản liên quan; Nghiên cứu tiềm năng Zeolit trên lãnh thổ Việt Nam (Đề tài cấp nhà nước KT 01-06, 1991-1995); tham gia thành lập bản đồ địa chất và nghiên cứu các đá magma - biến chất loạt tờ Kon Tum-Buôn Mê Thuật tỷ lệ 1:200.000 (1986-1993); Nghiên cứu đánh giá tiềm năng các đá mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Kon Tum phục vụ thăm dò - khai thác (2013-2015)...; Các đề tài nghiên cứu địa chất, khoáng sản, tai biến địa chất và môi trường… tại các tỉnh Bắc Kạn, Lào Cai, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hòa Bình, Bắc Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị, Bình Định, Kon Tum,.. được các địa phương đánh giá rất cao.
Ngoài các đề tài nghiên cứu trong nước, các cán bộ của bộ môn còn tham gia các đề tài hợp tác quốc tế với các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu của CHLB Đức, Australia, Trung Quốc… Trong đó đáng chú ý là đề tài phối hợp nghiên cứu “Địa hóa môi trường bãi triều ngập mặn khu vực Móng Cái-Đồ Sơn” (2002-2005) với trường đại học Erlagen (CHLB Đức), đề tài “Nghiên cứu địa hóa bùn đáy hệ thống sông Cầu và Sông Thái Bình” (2004-2005); đề tài “Nghiên cứu các tổ phần ô nhiễm trong nước nóng khu vực Ninh Hòa - Khánh Hòa” (2004-2008); đề tài “Nghiên cứu hành vi của Flo và các tổ phần ô nhiễm trong nước ngầm khu vực Đồng Xuân - Phú Yên (2012-2014) với Trung tâm EIGG, Đại học Curtin, Australia…
MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Để có thể đáp ứng các yêu cầu của cải cách giáo dục và hội nhập trong tình hình mới, bộ môn dự kiến đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ tại các cơ sở trong và ngoài nước, động viên các cán bộ của bộ môn tận dụng mọi nguồn lực nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ, phấn đấu sau năm 2020 hầu hết các cán bộ của bộ môn có trình độ tiến sỹ.
Cùng với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bộ môn đặt ra mục tiêu đến năm 2020, bổ sung và hoàn chỉnh các giáo trình cho các môn học đại học và sau đại học thuộc các lĩnh vực Thạch học, Khoáng vật học và Địa hóa học. Bộ môn khuyến khích các nhóm chuyên môn đi sâu vào các hướng nghiên cứu mới: Thạch luận hiện đại và Thạch học ứng dụng, Khoáng vật ứng dụng, Địa hóa môi trường, Địa hóa đất và Địa hóa Biển... Bộ môn cũng chú trọng đến tăng cường cơ sở vật chất, năng lực các phòng thí nghiệm, nâng cao chất lượng bộ mẫu thạch học và khoáng vật.
Ngoài việc nâng cao chất lượng đào tạo, bộ môn cũng đặt ra mục tiêu tăng cường các công tác NCKH phục vụ sản xuất, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác với các cơ sở trong ngành Địa chất - Khai thác khoáng sản cũng như các địa phương.
Trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, Bộ môn tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa với các đối tác truyền thống tại CHLB Đức, Australia, Trung Quốc, đồng thời tích cực tìm kiếm các đối tác mới tại Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nga, Nhật, Hàn Quốc...
MỘT SỐ THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Bộ môn nhiều năm được công nhận danh hiệu tổ LĐXHCN, danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”… và đã nhiều lần được khen thưởng, điển hình như:
- Bằng khen của UBND tỉnh Bắc Thái năm 1980;
- Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo các năm 1985, 2000 và 2004;
- Giấy khen của trường Đại học Mỏ-Địa chất về hoạt động khoa học công nghệ các năm 2005, 2006 và 2011;
Các cán bộ của bộ môn đã có nhiều thành tích trong hoạt động giảng dạy và NCKH, nhiều lần được công nhận danh hiệu CSTĐ các cấp; được tặng huân chương, bằng khen, giấy khen cũng như các danh hiệu cao quý khác... xứng đáng với những nỗ lực và thành tích đã đạt được:
- PGS.TS Huỳnh Trung và PGS.TSKH Phạm Văn An đã được giải thưởng Hồ Chí Minh với sự tham gia công trình thành lập Bản đồ Địa chất Việt Nam 1:500.000;
- PGS.TS Đỗ Đình Toát được nhận huân chương lao động hạng ba;
- PGS.TS Phạm Văn An, PGS.TS Đỗ Đình Toát, PGS.TS Lê Thanh Mẽ, PGS.TS Lê Tiến Dũng được bằng khen thủ tướng...;
- PGS.TS Nguyễn Tất Trâm, PGS.TS Trịnh Ích, PGS.TSKH Phạm Văn An, PGS.TS Đỗ Đình Toát, PGS.TS Lê Thanh Mẽ, PGS.TS Lê Tiến Dũng được phong tặng danh hiệu nhà giáo ưu tú …