Hoạt động nghiên cứu khoa học tại khu vực khối nhô Kontum của bộ môn Khoáng Thạch

13/11/2015

Hoạt động nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bộ môn Khoáng Thạch để xây dựng bộ môn thành một cơ sở đào tạo, nghiên cứu có chất lượng. Trong chương trình tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, phục vụ sản xuất, bộ môn hiện đang thực hiện 01 đề tài KHCN cấp Bộ mã số B2013-02-13 (2013-2015) “Nghiên cứu địa chất, thạch luận các đá metacarbonat và mối liên quan của chúng với khoáng sản khu vực Tây Nghệ An và khối nhô Kon Tum” do ThS. Phạm Thị Vân Anh chủ trì và 01 đề tài cấp Tỉnh “Nghiên cứu đánh giá tiềm năng đá mỹ nghệ tỉnh Kon Tum phục vụ quy hoạch thăm dò, khai thác”- bước 2 (2014-2015) do PGS.TS. Nguyễn Khắc Giảng chủ trì.

KT1

4

Khảo sát khối metacarbonat Thạnh Mỹ – Quảng Nam và khoan khảo sát tại khu vực Sa Nghĩa (Kon Tum)

Khu vực khối nhô Kon Tum bao gồm các đá có tuổi Trước Cambri và Paleozoi sớm phân bố trên diện tích các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Quảng Nam, Bình Định và Phú Yên. Trong khu vực này, quy mô các đá metacarbonat không lớn trong tổng thể các thành tạo biến chất, nhưng chúng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nghiên cứu địa chất khu vực, đo vẽ bản đồ địa chất, thạch luận và khoáng sản. Việc nghiên cứu các đá metacarbonat có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần làm sáng tỏ đặc điểm cấu trúc địa chất, lịch sử phát triển tiến hóa địa chất; làm sáng tỏ nguồn gốc và tiềm năng, định hướng cho công tác điều tra khoáng sản.
2

3

Khảo sát các thành tạo metacarbonat khu vực tại Đăc-Ui và Sa Thầy (Kon Tum)

 Trên địa bàn tỉnh Kon Tum, ngoài đá metacarbonat còn có một số loại đá magma và biến chất có khả năng đáp ứng yêu cầu làm đá mỹ nghệ, đá cảnh. Nghiên cứu làm sáng tỏ tiềm năng của các loại đá, đặc biệt là chỉ ra những diện tích có triển vọng để đầu tư phát triển khai khoáng và sớm đưa nguồn tài nguyên có giá trị này vào phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói riêng và nước ta nói chung sẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn.
6

7

Khảo sát đá metacarbonat tại khu vực thủy điện Yaly và magnesit Kon Queng – Gia Lai

 Triển khai thực hiện nội dung nhiệm vụ của hai đề tài, các cán bộ của bộ môn Khoáng Thạch đã tiến hành các đợt khảo sát thực địa, thi công các công trình khoan, đào hào, hố, vết lộ dọn sạch tại các khu vực nghiên cứu: đợt 1 từ tháng 10 đến  tháng 11 năm 2014; đợt 2 trong tháng 1 năm 2015. Nhóm thực hiện đề tài cũng đã lựa chọn được một số mẫu đá metacarbonat để chế tác, tạo hình các sản phẩm mẫu phục vụ công tác nghiên cứu và đánh giá giá trị của các thành tạo metacarbonat.

5
45520_448860735184175_1733841757_n

Serpentinit- Bo Y- Ngoc Hoi    1237812_551461864924061_2087558443_n

Đá metacarbonat khu vực Sa Nghĩa (Kon Tum) có hoa văn đẹp và một số sản phẩm chế tác từ đá metacarbonat

 Bài: V.Anh; Ảnh: Thành Như