Chúc mừng tân tiến sĩ Trần Vũ Long

05/06/2019

Sáng ngày 30 tháng 5 năm 2019, Trường Đại học Mỏ - Địa chất long trọng tổ chức Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường cho nghiên cứu sinh Trần Vũ Long với đề tài “Nghiên cứu cơ chế dịch chuyển Arsenic từ tầng chứa nước Holocene vào tầng chứa nước Pleistocene, lấy ví dụ vùng Thạch Thất – Đan Phượng, Hà Nội”. Nghiên cứu sinh Trần Vũ Long đã có buổi bảo vệ thành công và nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ Hội đồng đánh giá luận án cũng như các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp có mặt trong buổi bảo vệ. Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất rất vui mừng trước thành công của tân tiến sĩ Trần Vũ Long, và mong thầy sẽ tiếp tục cố gắng, phấn đấu và ứng dụng những kiến thức hữu ích của mình trong quá trình làm tiến sĩ để góp phần vào sự phát triển chung của Trường và Khoa. Xin được chúc mừng tân tiến sĩ Trần Vũ Long.

Sáng ngày 30 tháng 5 năm 2019, Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã long trọng tổ chức Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường cho nghiên cứu sinh Trần Vũ Long với đề tài “Nghiên cứu cơ chế dịch chuyển Arsenic từ tầng chứa nước Holocene vào tầng chứa nước Pleistocene, lấy ví dụ vùng Thạch Thất – Đan Phượng, Hà Nội”. Đề tài với mục đích Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và nhân tạo đến phân bố và dịch chuyển As trong NDĐ; Nghiên cứu cơ chế và quá trình dịch chuyển As từ TCN qh vào TCN qp trong điều kiện tự nhiên; Đề xuất giải pháp giảm thiểu và bảo vệ TCN qp với 2 luận điểm:

- Luận điểm 1: As tồn tại trong NDĐ dưới dạng As hoá trị III với hàm lượng rất cao thay đổi lớn tùy theo TCN và theo vị trí; từ 77µg/L (Phụng Thượng) đến 450µg/L (Đan Phượng) trong TCN qh và từ 55µg/L (Phụng Thượng) đến 170µg/L (Đan Phượng) trong TCN qp. Sự phân bố và dịch chuyển của As trong NDĐ chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm trầm tích, ĐCTV và thuỷ địa hoá.

- Luận điểm 2: Sự dịch chuyển của As từ TCN qh vào TCN qp chủ yếu tuân theo cơ chế thuỷ động lực. Vận tốc di chuyển của NDĐ chậm, phản ứng hấp phụ trên trầm tích có điều kiện thuận lợi đạt tới trạng thái cân bằng và triệt để thì hàm lượng As gia tăng trong TCN qp theo thời gian là rất thấp tương ứng với hệ số trễ lớn R = 69 - 162.

Với việc sử dụng mô hình số MODFLOW kết hợp MT3D - USGS mô phỏng quá trình dịch chuyển của As từ TCN qh vào TCN qp, tác giả đã làm rõ cơ chế của quá trình dịch chuyển này bao gồm cơ chế thuỷ động lực (quá trình đối lưu, phân tán) và cơ chế thuỷ địa hoá (quá trình hấp phụ - giải hấp phụ). Ở khu vực nghiên cứu vận tốc di chuyển của NDĐ thấp, chỉ 0,1m/ngày cho phép quá trình hấp phụ - giải hấp phụ diễn ra triệt để và hàm lượng As trong TCN qp hầu như không tăng theo thời gian, chỉ ±1µg/L/năm. Còn đối với khu vực vận tốc dịch chuyển NDĐ lớn không cho phép quá trình hấp phụ - giải hấp phụ diễn ra triệt để và hàm lượng As trong TCN qp gia tăng lớn theo thời gian, lên đến +20µg/L/năm. Cơ chế thủy địa hóa cũng góp phần trong việc khống chế hàm lượng As gia tăng hay giảm đi trong TCN qp.

Buổi bảo vệ thành công và NCS đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ Hội đồng đánh giá luận án cũng như các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp có mặt trong buổi bảo vệ. Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất rất vui mừng trước thành công của tân tiến sĩ Trần Vũ Long, và mong thầy sẽ tiếp tục cố gắng, phấn đấu và ứng dụng những kiến thức hữu ích của mình trong quá trình làm tiến sĩ để góp phần vào sự phát triển chung của Trường và Khoa. Xin được chúc mừng tân tiến sĩ Trần Vũ Long.

Những hình ảnh tân tiến sĩ Trần Vũ Long trong buổi bảo vệ:

 

Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất