Địa chất thuỷ văn

12/11/2015

BỘ MÔN ĐỊA CHẤT THỦY VĂN

 

Địa chỉ: Phòng 408 – tầng 4 – nhà C

Trường Đại học Mỏ – Địa chất

Phường Đức Thắng, Quận Băc Từ Liêm, Hà Nội.

Điện thoại: (043) 38387809/ 09.133.133.09

Hòm thư điện tử: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

 

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:

 

 

NĂNG LỰC HIỆN TẠI VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC:

 

         Cơ cấu tổ chức:

 

 Trưởng Bộ môn:

NGƯT. PGS. TS Nguyễn Văn Lâm

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

Phó trưởng Bộ môn:

TS Nguyễn Bách Thảo

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

ĐT: 09 133 133 09

 

          Đội ngũ cán bộ: Tổng số cán bộ của Bộ môn là 11 cán bộ, trong đó có 1 PGS, 4 TS, 7 ThS Khoa học.

 

          Danh sách cán bộ:

 

1.

NGƯT. PGS. TS Nguyễn Văn Lâm

+ Hồ sơ

     

2.

TS Nguyễn Thị Thanh Thủy

+ Hồ sơ

     

3.

TS Dương Thị Thanh Thủy

+ Hồ sơ

     

4.

ThS Kiều Thị Vân Anh

+ Hồ sơ

     

5.

ThS Vũ Thu Hiền

+ Hồ sơ

     

6.

TS Nguyễn Bách Thảo

+ Hồ sơ

     

7.

NCS Trần Vũ Long

+ Hồ sơ

     

8.

NCS Vũ Văn Hưng

+ Hồ sơ

     

9.

ThS Trần Quang Tuấn

+ Hồ sơ

     

10.

ThS Đào Đức Bằng

+ Hồ sơ

     

11.

NCS Nguyễn Hữu Mạnh

+ Hồ sơ

     

 

          Cơ sở vật chất: Bộ môn có 02 phòng thí nghiệm là Phòng thí nghiệm Hóa học nước dưới đất và Phòng thí nghiệm Thủy động lực học ngầm. Ngoài ra Bộ môn còn có các bãi thực tập thí nghiệm tại Khu B – Trường ĐH Mỏ – Địa chất và Khu thực tập thí nghiệm Trung Châu – Đan Phượng. Bộ môn có rất nhiều các trang thiết bị phục vụ công tác điều tra ĐC-ĐCTV ngoài thực địa cũng như các công tác trong phòng. Bộ môn sở hữu nhiều phần mềm chuyên ngành cũng như hệ thống tính toán hiệu năng cao phục vụ cho việc xử lý số liệu và thực hiện các mô hình số nước dưới đất với bất cứ quy mô, mức độ.

 

GIẢNG DẠY VÀ ĐÀO TẠO:

 

          Trong quá trình hình thành và phát triển, Bộ môn đã đạt được những thành tích rất đáng kích lệ. Bộ môn đã tạo được:

 

          – Bộ môn đã đào tạo được trên 3000 kỹ sư, trên 100 thạc sĩ, 26 tiến sĩ.

 

          – Hàng năm đào tạo 250 sinh viên, 20 học viên cao học và hiện đang đào tạo 7 nghiên cứu sinh chuyên ngành ĐCTV.

 

          Chuyên ngành đào tạo:

 

          Bộ môn Địa chất thuỷ văn là một Bộ môn chuyên ngành lớn của trường Đại học Mỏ – Địa chất có uy tín trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ trong các lĩnh vực Địa chất thủy văn, Địa chất công trình;

 

          Chương trình đào tạo theo 2 bậc: Bậc đại học với văn bằng kỹ sư ĐCTV – ĐCCT; bậc sau đại học, gồm cao học và NCS với các văn bằng Thạc sĩ khoa học và Tiến sĩ địa chất (chuyên ngành ĐCTV);

 

          – Đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ ngành ĐCTV nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy, quản lý và điều hành sản xuất.

 

          – Đào tạo các kỹ sư chuyên ngành ĐCTV – ĐCCT có khả năng nghiên cứu, thiết kế phương án, tổ chức thi công các phương án điều tra, đánh giá, khai thác nước dưới đất và khảo sát ĐCCT phục vụ phát triển kinh tế xã hội;

 

          Nội dung chương trình đào tạo:

 

          – Các môn khoa học chuyên ngành ĐCTV – ĐCCT;

 

          – Địa chất thủy văn đại cương;

 

          – Thuỷ văn đại cương;

 

          – Thuỷ địa hoá và Nước khoáng;

 

          – Động lực học nước dưới đất;

 

          – Các phương pháp điều tra ĐCTV và nghiên cứu động thái cân bằng NDĐ;

 

          – Cấp nước và xử lý nước cấp;

 

          – Tin học ứng dụng trong ĐCTV;

 

          – ĐCTV chuyên môn;

 

          – Bảo vệ tài nguyên môi trường nước dưới đất;

 

          – Địa chất thủy văn Việt Nam;

 

          – Đánh giá trữ lượng nước dưới đất;

 

          – Cơ sở GIS và viễn thám trong ĐCTV;

 

          – Quản lý tài nguyên nước dưới đất;

 

          – Bổ sung nhân tạo nước dưới đất;

 

          – Thoát nước công trình ngầm và mỏ;

 

          – ĐCTV đồng vị;

 

          – Tiếng Anh chuyên ngành ĐCTV.

 

HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ:

 

         Các hướng nghiên cứu khoa học:

 

         – Điều tra, tìm kiếm và đánh giá xác định nguồn nước dưới đất phục vụ sinh hoạt và các mục đích phát triển kinh tế xã hội

 

         – Lập cân bằng, quy hoạch, khai thác, sử dụng và bảo vệ hợp lý tài nguyên nước ngầm.

 

         – Nghiên cứu, xác định các thông số ĐCTV, các thông số môi trường địa chất.

 

         – Áp dụng các phương pháp hiện đại như viễn thám, đồng vị, cổ ĐCTV để giải quyết các vấn đề về tuổi, nguồn gốc và sự hình thành thành phần hóa học nước dưới đất.

 

         – Tính toán thoát nước mỏ, đánh giá trữ lượng nước dưới đất, sự dịch chuyển của biên mặn, các chất bẩn. Điều tra đấnh giá tình trạng nhiễm bẩn và cạn kiệt nước dưới đất.

 

         – Điều tra thăm dò, khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước khoáng.

 

         – Nghiên cứu, tính toán xây dựng các công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất.

 

         – Xây dựng các quy trình, quy phạm, hướng dẫn kỹ thuật khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường nước dưới đất…

 

         – Xây dựng mô hình số tài nguyên nước phục vụ quản lý, khai thác bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu – nước biển dâng…

 

         Các lĩnh vực hoạt động và nghiên cứu khoa học trong thời gian tới:

 

         – Điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội;

 

         – Lập cân bằng, quy hoạch, khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất;

 

         – Nghiên cứu, xác định các thông số ĐCTV, các thông số môi trường địa chất;

 

         – Áp dụng các phương pháp hiện đại như viễn thám, đồng vị, cổ ĐCTV để giải quyết các vấn đề về tuổi, nguồn gốc và sự hình thành thành phần hóa học nước dưới đất;

 

         – Ứng dụng công nghệ tin học giải quyết các bài toán ĐCTV, quản lý và phát triển tài nguyên nư­ớc, xây dựng cơ sở dữ liệu;

 

         – Quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nước, đánh giá hiện trạng và quy hoạch tổng thể vệ sinh môi trường;

 

         – Tính toán thoát nước mỏ, đánh giá trữ lượng nước dưới đất, đánh giá sự dịch chuyển vật chất trong nước dưới đất. Điều tra đánh giá tình trạng nhiễm bẩn và cạn kiệt nước dưới đất;

 

         – Điều tra đánh giá tài nguyên nước khoáng, nóng và nước công nghiệp;

 

         – Nghiên cứu, áp dụng các công nghệ phân tích nước, xử lý nước cho ăn uống, nước thải, nước rác;

 

         – Nghiên cứu, tính toán xây dựng các công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất;

 

         – Đánh giá tác động môi trường, xây dựng các quy trình, quy phạm, hướng dẫn kỹ thuật khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường nước dưới đất;

 

         – Khảo sát địa chất công trình, địa kỹ thuật.

 

         – Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Tài nguyên nước dưới đất.

 

         Thành tích:

 

         Trong các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của đất n­ước, từ năm 1980 đến nay Bộ môn đã liên tục chủ trì 08 đề tài, dự án cấp Nhà nước, 06 đề tài khoa học trọng điểm cấp Bộ, hơn 80 đề tài cấp Bộ và hàng trăm đề tài phục vụ sản xuất.

 

         Khen thưởng:

 

         – Năm 1985 Bộ môn ĐCTV đã được Đảng và Nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng ba.

 

         – Từ năm 1985 đến nay bộ môn liên tục được nhân bằng khen, giấy khen của nhà trường, của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ:

 

         Bộ môn đã và đang duy trì, phát triển quan hệ hợp tác với nhiều Trường Đại học, Viện và cơ quan ở các nước: Đan Mạch, Phần Lan, Thuỵ Điển, Italia,Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức, Hà Lan, Đài Loan, Nga, Hoa Kỳ…; Thực hiện các dự án nghiên cứu với Thuỵ Điển, Đan Mạch, Phần Lan và Nhật Bản; Sinh hoạt học thuật được đẩy mạnh, tham gia các cuộc hội thảo, các chương trình đào tạo trong nước và Quốc tế. Cùng tham gia hư­ớng dẫn nghiên cứu sinh, thạc sĩ với các trường Đại học, Viện khoa học nư­ớc ngoài. Hàng năm Bộ môn ĐCTV hợp tác với trường Đại học Miami – Hoa Kỳ đào tạo 20 – 25 sinh viên, học viên cao học của Hoa Kỳ và Việt Nam về Tài nguyên nước…

File đính kèm