BỘ MÔN ĐỊA CHẤT
Địa chỉ: Phòng 405 – tầng 4 – nhà C
Trường Đại học Mỏ – Địa chất
Phường Đức Thắng, Quận Băc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: (043) 38384048
Hòm thư điện tử: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
Bộ môn Địa chất được thành lập ngày 15 tháng 10 năm 1956 tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đến nay, trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, Bộ môn Địa chất đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đào tạo các thế hệ cán bộ địa chất cho đất nước, đồng thời cũng tham gia tích cực vào công việc nghiên cứu địa chất, điều tra cơ bản về tài nguyên – khoáng sản và môi trường cho nhiều ngành và địa phương trên khắp mọi miền Tổ quốc.
Sau gần sáu mươi năm xây dựng, Bộ môn Địa chất đã lớn mạnh với một đội ngũ giảng viên năng động, có chuyên môn cao và được đào tạo từ nhiều trường đại học khác nhau trên khắp thế giới. Hiện nay, Bộ môn Địa chất đã trở thành một trong những Bộ môn chủ chốt của khoa Địa chất và trường Đại học Mỏ – Địa chất, đảm nhận việc giảng dạy hàng loạt môn học quan trọng cho sinh viên nhiều ngành hoặc lĩnh vực khác nhau như Địa chất, Địa chất Công trình, Địa chất Thủy văn, Khai thác Mỏ và Trắc địa, cả trình độ đại học và trên đại học.
NĂNG LỰC HIỆN TẠI VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC:
Cơ cấu tổ chức:
Trưởng Bộ môn:
PGS. TS. Trần Thanh Hải
|
PGS. TS:
Ngô Xuân Thành
|
Đội ngũ cán bộ: Tổng số cán bộ của Bộ môn là 13 cán bộ, trong đó có 2 PGS, 4 TS, 3 ThS Khoa học.
Danh sách cán bộ:
1.
|
Hạ Văn Hải
|
+ Hồ sơ
|
2.
|
Phạm Nguyên Phương
|
+ Hồ sơ
|
|
|
|
3.
|
PGS. TS. Trần Thanh Hải
|
+ Hồ sơ
|
|
|
|
4.
|
Nguyễn Quốc Hưng
|
+ Hồ sơ
|
|
|
|
5.
|
Ngô Xuân Thành
|
+ Hồ sơ
|
|
|
|
6.
|
Bùi thị Thu Hiền
|
+ Hồ sơ
|
|
|
|
7.
|
Vũ Anh Thư
|
+ Hồ sơ
|
|
|
|
8.
|
Phạm Thị Phương Thảo
|
+ Hồ sơ
|
|
|
|
9.
|
Nguyễn Trường Tài
|
+ Hồ sơ
|
|
|
|
10.
|
Bùi Vinh Hậu
|
+ Hồ sơ
|
|
|
|
11.
|
Nguyễn Minh Quyền
|
+ Hồ sơ
|
|
|
|
12.
|
Vũ Anh Đạo
|
+ Hồ sơ
|
|
|
|
13.
|
Lê Minh Hiếu
|
+ Hồ sơ
|
Cơ sở vật chất: Để đáp ứng nhu cầu chuyên môn trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, hiện nay cơ cấu của Bộ môn bao gồm 4 nhóm chuyên môn cộng với một hệ thống gồm 2 2 phòng thí nghiệm (phòng Địa động lực và phòng Địa chất Đại cương), và Bảo tàng địa chất.
GIẢNG DẠY VÀ ĐÀO TẠO:
Bộ môn Địa chất chịu trách nhiệm giảng dạy, đào tạo và hướng dẫn nghiên cứu khoa học, làm đồ án, luận văn, luận án tốt nghiệp cho sinh viên đại học, học viên cao học và NCS tiến sỹ các môn cơ sở ngành và hướng nghiên cứu chuyên sâu về Địa chất Đại cương, Địa chất cơ sở, Cổ sinh – Địa sử, Địa chất Cấu tạo và Đo vẽ bản đồ Địa chất, Phân tích Cấu tạo Địa chất, Địa mạo, Tân kiến tạo và Trầm tích Đệ tứ, Phương pháp Viễn thám trong Địa chất, Địa kiến tạo, Kiến tạo Mảng, Địa động lực, Địa chất Môi trường, Địa chất Việt Nam, Cấu trúc các bồn trầm tích…
HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ:
– Chủ trì hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp bộ, nhà nước, hợp tác quốc tế về cấu trúc địa chất khu vực, tiến hóa kiến tạo khu vực, cấu trúc không chế các mỏ khoáng và dầu khí, cấu trúc các bồn trầm tích, địa chất môi trường, tai biến địa chất…
– Chủ trì hoặc tham gia các nghiên cứu ứng dụng và triển khai công nghệ về áp dụng các công nghệ mới trong phân tích thành phần vật chất, nghiên cứu cấu trúc và lập bản đồ địa chất, nghiên cứu quan hệ giữa cấu trúc địa chất và sinh khoáng nộ và ngoại sinh, xây dựng các mô hình cấu trúc-kiến tạo, đại mạo-tân kiến tạo, dự báo tai biến địa chất…
QUAN HỆ HỢP TÁC TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ:
Bộ môn Địa chất đã thiết lập các quan hệ trao đổi học thuật, đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhiều viện nghiên cứu, cơ quan quản lý và nghiên cứu địa chất trong nước như Viện Địa chất – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Tổng cục Biển và Hải đảo… Bên cạnh đó, Bộ môn Địa chất cũng có các quan hệ hợp tác nghiên cứu, đào tạo và trao đổi học thật với các trường Đại học, Viện nghiên cứu và nhiều nhà khoa học thuộc nhiều quốc gia khác như Anh, Australia, Canada, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc…