Thông báo tuyển sinh sau đại học đợt 1 năm 2024

17/01/2024

Theo Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành theo Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30/8/2021 và Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Mỏ - Địa chất tổ chức tuyển sinh sau đại học đợt 1 năm 2024 với số lượng 560 học viên cao học và 55 nghiên cứu sinh các ngành, chuyên ngành kèm theo chỉ tiêu dự kiến như sau:

1. Tuyển sinh cao học (đào tạo trình độ thạc sĩ)

1.1. Các ngành, chuyên ngành đào tạo và chỉ tiêu dự kiến

Số TT

Ngành đào tạo

Chỉ tiêu dự kiến

1

Kỹ thuật địa chất (Chuyên ngành: Địa chất khoáng sản và thăm dò, Địa chất công trình, Địa chất thủy văn)

30

2

Địa chất học

10

3

Khoáng vật học và địa hóa học

10

4

Khai thác mỏ

35

5

Kỹ thuật tuyển khoáng

10

6

Kỹ thuật điện

30

7

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

15

8

Kỹ thuật cơ khí động lực

15

9

Kỹ thuật cơ khí

10

10

Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm

30

11

Kỹ thuật trắc địa - bản đồ

60

12

Bản đồ viễn thám và hệ thông tin địa lý

35

13

Kỹ thuật địa vật lý

10

14

Kỹ thuật dầu khí

20

15

Kỹ thuật hóa học

15

16

Quản lý kinh tế

100

17

Địa tin học

15

18

Kỹ thuật môi trường

30

19

Quản lý đất đai

50

20

Kỹ thuật xây dựng

30

1.2. Đối tượng và điều kiện dự tuyển đào tạo trình độ thạc sĩ

1.2.1. Người đăng ký dự tuyển (ứng viên) đào tạo trình độ thạc sĩ phải đáp ứng các yêu cầu sau:

       a) Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu (Danh mục các ngành phù hợp với các ngành, chuyên ngành tuyển sinh và các học phần bổ sung kiến thức quy định chi tiết trong Phụ lục II).

b) Có năng lực ngoại ngữ chuẩn đầu vào từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (Phụ lục I) được minh chứng bằng một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:

 

- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài

- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do chính cơ sở đào tạo cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

- Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục I hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển

- Ứng viên dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt.

c) Có đủ sức khỏe để học tập.

         d) Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định.

1.2.2. Điều kiện ngoại ngữ chuẩn đầu ra đối với học viên cao học khi tốt nghiệp được quy định như sau: Có trình độ ngoại ngữ đạt yêu cầu theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo trước thời điểm bảo vệ đề án hoặc luận văn tốt nghiệp; được minh chứng bằng một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (Phụ lục I) hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài, hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành khác mà chương trình được thực hiện hoàn toàn bằng ngôn ngữ nước ngoài.

1.3. Đăng ký học trước học phần cao học: Sinh viên đang học chương trình đào tạo đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) hết năm học thứ 3 và có học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên được phép đăng ký học trước một số học phần của chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ của ngành tương ứng với ngành đào tạo trình độ đại học mà sinh viên đang học.

1.4. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển. Các tiêu chí xét tuyển phải đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng đầu vào như sau:

         - Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành đào tạo thạc sĩ (Điểm trung bình chung toàn khóa ở trình độ đại học đạt từ 5,5 trở lên theo thang điểm 10, đạt từ 2 trở lên theo thang điểm 4 hoặc từ điểm C trở lên theo thang điểm chữ);

           - Thí sinh học bổ sung kiến thức thì các học phần học bổ sung phải đạt từ điểm C (hoặc quy đổi tương đương) trở lên;

           - Đối với chương trình thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu thì thí sinh phải đạt hạng tốt nghiệp đại học từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu;

           - Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

 1.5. Thời gian đào tạo:  - Hình thức chính quy, đào tạo tập trung: 1,5 - 2 năm

                                          - Hình thức vừa làm vừa học: 2 - 2,5 năm

1.6. Hồ sơ dự thi: Đơn xin dự tuyển; Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương; Giấy chứng nhận đủ sức khỏe học tập của bệnh viện đa khoa; Bản sao bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm; Bản sao các bài báo, công trình khoa học (nếu có); Văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ; 02 ảnh cỡ 3x4 và 2 phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ.

1.7. Lệ phí dự tuyển và học phí: Theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Trường Đại học Mỏ - Địa chất theo từng năm học.

1.8. Thời gian nhận hồ sơ và xét tuyển

        - Phát hành hồ sơ: Từ ngày 01/12/2023 tại Phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Mỏ - Địa chất;

        - Tiếp nhận hồ sơ: Từ ngày 01/12/2023 đến ngày 01/3/2024 đối với các ứng viên phải học bổ sung kiến thức và đến ngày 15/4/2024 đối với các ứng viên không phải học bổ sung kiến thức;

        - Thời gian tổ chức học bổ sung kiến thức: Dự kiến từ ngày 04/3/2024;

        - Công bố kết quả tuyển sinh: Dự kiến 25-29/4/2024

        - Nhập học và khai giảng: Dự kiến 10/5/2024.

2. Tuyển sinh nghiên cứu sinh (đào tạo trình độ tiến sĩ)

2.1. Các ngành đào tạo và chỉ tiêu dự kiến

TT

Tên ngành

Chỉ tiêu dự kiến

1

Kỹ thuật địa chất

5

2

Địa chất học

2

3

Khoáng vật học và địa hóa học

2

4

Kỹ thuật dầu khí

2

5

Kỹ thuật địa vật lý

2

6

Kỹ thuật cơ khí động lực

2

7

Kỹ thuật trắc địa - bản đồ

8

8

Khai thác mỏ

5

9

Kỹ thuật điện

2

10

Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm

3

11

Quản lý kinh tế

6

12

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

2

13

Kỹ thuật tuyển khoáng

2

14

Kỹ thuật hóa học

2

15

Kỹ thuật môi trường

5

16

Bản đồ viễn thám và hệ thông tin địa lý

5

2.2. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển

2.3. Điều kiện dự tuyển

* Có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ phù hợp ngành đăng ký dự tuyển;

* Có ít nhất 1 bài báo hoặc báo cáo khoa học liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

* Có đề cương về dự định nghiên cứu.

* Thư giới thiệu đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người dự tuyển của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu.

* Trình độ ngoại ngữ: Thí sinh phải có một trong các chứng chỉ hoặc văn bằng sau:

a) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác;

b) Bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;

c) Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển; 

d) Người dự tuyển đáp ứng quy định tại mục a khi ngôn ngữ sử dụng trong thời gian học tập không phải là tiếng Anh hoặc đáp ứng quy định tại mục b khi có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài không phải là tiếng Anh hoặc có các chứng chỉ tiếng nước ngoài khác tiếng Anh ở trình độ tương đương (quy định tại Phụ lục II của Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT) theo quy định tại mục c do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển thì phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn (có thể diễn đạt những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh).

 đ) Người dự tuyển là công dân nước ngoài phải có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài.

           * Ứng viên phải được cơ quan quản lý nhân sự giới thiệu dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ.

2.4. Thời gian đào tạo: Đối với người có bằng thạc sĩ là 3 năm tập trung liên tục; đối với người có bằng tốt nghiệp đại học là 4 năm tập trung liên tục.

        Trường hợp nghiên cứu sinh không theo học tập trung liên tục được, nghiên cứu sinh phải dành ít nhất 12 tháng theo học tập trung liên tục tại cơ sở đào tạo trong giai đoạn 24 tháng đầu kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh.

2.5. Hồ sơ dự tuyển: Đơn xin dự tuyển; Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan; Giấy chứng nhận đủ sức khỏe học tập của bệnh viện đa khoa; Bản sao bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm, bằng tốt nghiệp cao học và bảng điểm; Chứng chỉ hoặc văn bằng ngoại ngữ; Bản khai các công trình khoa học cùng bản sao các công trình đó; Đề cương về dự định nghiên cứu; Thư giới thiệu dự tuyển; Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan chủ quản có thẩm quyền quyết định nhân sự; 03 ảnh cỡ 3x4 và 02 phong bì dán tem, ghi rõ họ tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ.

2.6. Lệ phí đăng ký dự tuyển và học phí: Theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Trường Đại học Mỏ - Địa chất theo từng năm học.

2.7. Thời gian nhận hồ sơ và xét tuyển

       - Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày ra Thông báo đến hết ngày 15/4/2024

       - Công bố kết quả tuyển sinh: Dự kiến 25-29/4/2024

       - Nhập học và khai giảng: Dự kiến 10/5/2024.

Hồ sơ dự tuyển có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường Bưu điện theo địa chỉ: Phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, số 18 phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Nhận được Thông báo này, trân trọng đề nghị Quý cơ quan thông báo rộng rãi đến những ứng viên có nguyện vọng được đào tạo sau đại học của Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

Mọi thủ tục chi tiết xem trên Website của Trường hoặc liên hệ với Phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, điện thoại: 024.38386438;

Email: daotaosaudaihoc@humg.edu.vn

Theo Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành theo Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30/8/2021 và Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành theo Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Mỏ - Địa chất tổ chức tuyển sinh sau đại học đợt 1 năm 2024 với số lượng 560 học viên cao học và 55 nghiên cứu sinh các ngành, chuyên ngành kèm theo chỉ tiêu dự kiến như sau:

1. Tuyển sinh cao học (đào tạo trình độ thạc sĩ)

1.1. Các ngành, chuyên ngành đào tạo và chỉ tiêu dự kiến

Số TT

Ngành đào tạo

Chỉ tiêu dự kiến

1

Kỹ thuật địa chất (Chuyên ngành: Địa chất khoáng sản và thăm dò, Địa chất công trình, Địa chất thủy văn)

30

2

Địa chất học

10

3

Khoáng vật học và địa hóa học

10

4

Khai thác mỏ

35

5

Kỹ thuật tuyển khoáng

10

6

Kỹ thuật điện

30

7

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

15

8

Kỹ thuật cơ khí động lực

15

9

Kỹ thuật cơ khí

10

10

Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm

30

11

Kỹ thuật trắc địa - bản đồ

60

12

Bản đồ viễn thám và hệ thông tin địa lý

35

13

Kỹ thuật địa vật lý

10

14

Kỹ thuật dầu khí

20

15

Kỹ thuật hóa học

15

16

Quản lý kinh tế

100

17

Địa tin học

15

18

Kỹ thuật môi trường

30

19

Quản lý đất đai

50

20

Kỹ thuật xây dựng

30

1.2. Đối tượng và điều kiện dự tuyển đào tạo trình độ thạc sĩ

1.2.1. Người đăng ký dự tuyển (ứng viên) đào tạo trình độ thạc sĩ phải đáp ứng các yêu cầu sau:

       a) Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu (Danh mục các ngành phù hợp với các ngành, chuyên ngành tuyển sinh và các học phần bổ sung kiến thức quy định chi tiết trong Phụ lục II).

b) Có năng lực ngoại ngữ chuẩn đầu vào từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (Phụ lục I) được minh chứng bằng một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:

 

- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài

- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do chính cơ sở đào tạo cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam

- Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục I hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển

- Ứng viên dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt.

c) Có đủ sức khỏe để học tập.

         d) Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định.

1.2.2. Điều kiện ngoại ngữ chuẩn đầu ra đối với học viên cao học khi tốt nghiệp được quy định như sau: Có trình độ ngoại ngữ đạt yêu cầu theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo trước thời điểm bảo vệ đề án hoặc luận văn tốt nghiệp; được minh chứng bằng một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (Phụ lục I) hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài, hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành khác mà chương trình được thực hiện hoàn toàn bằng ngôn ngữ nước ngoài.

1.3. Đăng ký học trước học phần cao học: Sinh viên đang học chương trình đào tạo đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) hết năm học thứ 3 và có học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên được phép đăng ký học trước một số học phần của chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ của ngành tương ứng với ngành đào tạo trình độ đại học mà sinh viên đang học.

1.4. Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển. Các tiêu chí xét tuyển phải đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng đầu vào như sau:

         - Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp với ngành, chuyên ngành đào tạo thạc sĩ (Điểm trung bình chung toàn khóa ở trình độ đại học đạt từ 5,5 trở lên theo thang điểm 10, đạt từ 2 trở lên theo thang điểm 4 hoặc từ điểm C trở lên theo thang điểm chữ);

           - Thí sinh học bổ sung kiến thức thì các học phần học bổ sung phải đạt từ điểm C (hoặc quy đổi tương đương) trở lên;

           - Đối với chương trình thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu thì thí sinh phải đạt hạng tốt nghiệp đại học từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu;

           - Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

 1.5. Thời gian đào tạo:  - Hình thức chính quy, đào tạo tập trung: 1,5 - 2 năm

                                          - Hình thức vừa làm vừa học: 2 - 2,5 năm

1.6. Hồ sơ dự thi: Đơn xin dự tuyển; Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương; Giấy chứng nhận đủ sức khỏe học tập của bệnh viện đa khoa; Bản sao bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm; Bản sao các bài báo, công trình khoa học (nếu có); Văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ; 02 ảnh cỡ 3x4 và 2 phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ.

1.7. Lệ phí dự tuyển và học phí: Theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Trường Đại học Mỏ - Địa chất theo từng năm học.

1.8. Thời gian nhận hồ sơ và xét tuyển

        - Phát hành hồ sơ: Từ ngày 01/12/2023 tại Phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Mỏ - Địa chất;

        - Tiếp nhận hồ sơ: Từ ngày 01/12/2023 đến ngày 01/3/2024 đối với các ứng viên phải học bổ sung kiến thức và đến ngày 15/4/2024 đối với các ứng viên không phải học bổ sung kiến thức;

        - Thời gian tổ chức học bổ sung kiến thức: Dự kiến từ ngày 04/3/2024;

        - Công bố kết quả tuyển sinh: Dự kiến 25-29/4/2024

        - Nhập học và khai giảng: Dự kiến 10/5/2024.

2. Tuyển sinh nghiên cứu sinh (đào tạo trình độ tiến sĩ)

2.1. Các ngành đào tạo và chỉ tiêu dự kiến

TT

Tên ngành

Chỉ tiêu dự kiến

1

Kỹ thuật địa chất

5

2

Địa chất học

2

3

Khoáng vật học và địa hóa học

2

4

Kỹ thuật dầu khí

2

5

Kỹ thuật địa vật lý

2

6

Kỹ thuật cơ khí động lực

2

7

Kỹ thuật trắc địa - bản đồ

8

8

Khai thác mỏ

5

9

Kỹ thuật điện

2

10

Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm

3

11

Quản lý kinh tế

6

12

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

2

13

Kỹ thuật tuyển khoáng

2

14

Kỹ thuật hóa học

2

15

Kỹ thuật môi trường

5

16

Bản đồ viễn thám và hệ thông tin địa lý

5

2.2. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển

2.3. Điều kiện dự tuyển

* Có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ phù hợp ngành đăng ký dự tuyển;

* Có ít nhất 1 bài báo hoặc báo cáo khoa học liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

* Có đề cương về dự định nghiên cứu.

* Thư giới thiệu đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người dự tuyển của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu.

* Trình độ ngoại ngữ: Thí sinh phải có một trong các chứng chỉ hoặc văn bằng sau:

a) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác;

b) Bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;

c) Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển; 

d) Người dự tuyển đáp ứng quy định tại mục a khi ngôn ngữ sử dụng trong thời gian học tập không phải là tiếng Anh hoặc đáp ứng quy định tại mục b khi có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài không phải là tiếng Anh hoặc có các chứng chỉ tiếng nước ngoài khác tiếng Anh ở trình độ tương đương (quy định tại Phụ lục II của Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT) theo quy định tại mục c do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển thì phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn (có thể diễn đạt những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh).

 đ) Người dự tuyển là công dân nước ngoài phải có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài.

           * Ứng viên phải được cơ quan quản lý nhân sự giới thiệu dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ.

2.4. Thời gian đào tạo: Đối với người có bằng thạc sĩ là 3 năm tập trung liên tục; đối với người có bằng tốt nghiệp đại học là 4 năm tập trung liên tục.

        Trường hợp nghiên cứu sinh không theo học tập trung liên tục được, nghiên cứu sinh phải dành ít nhất 12 tháng theo học tập trung liên tục tại cơ sở đào tạo trong giai đoạn 24 tháng đầu kể từ khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh.

2.5. Hồ sơ dự tuyển: Đơn xin dự tuyển; Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan; Giấy chứng nhận đủ sức khỏe học tập của bệnh viện đa khoa; Bản sao bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm, bằng tốt nghiệp cao học và bảng điểm; Chứng chỉ hoặc văn bằng ngoại ngữ; Bản khai các công trình khoa học cùng bản sao các công trình đó; Đề cương về dự định nghiên cứu; Thư giới thiệu dự tuyển; Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan chủ quản có thẩm quyền quyết định nhân sự; 03 ảnh cỡ 3x4 và 02 phong bì dán tem, ghi rõ họ tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ.

2.6. Lệ phí đăng ký dự tuyển và học phí: Theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Trường Đại học Mỏ - Địa chất theo từng năm học.

2.7. Thời gian nhận hồ sơ và xét tuyển

       - Thời gian nhận hồ sơ: Từ ngày ra Thông báo đến hết ngày 15/4/2024

       - Công bố kết quả tuyển sinh: Dự kiến 25-29/4/2024

       - Nhập học và khai giảng: Dự kiến 10/5/2024.

Hồ sơ dự tuyển có thể nộp trực tiếp hoặc qua đường Bưu điện theo địa chỉ: Phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, số 18 phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Nhận được Thông báo này, trân trọng đề nghị Quý cơ quan thông báo rộng rãi đến những ứng viên có nguyện vọng được đào tạo sau đại học của Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

Mọi thủ tục chi tiết xem trên Website của Trường hoặc liên hệ với Phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, điện thoại: 024.38386438;

Email: daotaosaudaihoc@humg.edu.vn

File đính kèm