Địa chất công trình

12/11/2015

BỘ MÔN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH

 

Địa chỉ: Phòng 402-403 – tầng 4 – nhà C

Trường Đại học Mỏ – Địa chất

Phường Đức Thắng, Quận Băc Từ Liêm, Hà Nội.

Điện thoại: (043) 38383100

Hòm thư điện tử: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:

 Gắn liền với lịch sử xây dựng và phát triển của đất nước, từ những năm đầu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1966), sự ra đời của ngành ĐCCT là đòi hỏi khách quan của sự nghiệp xây dựng đất nước. Đầu năm 1961, để đáp ứng nhu cầu của công tác xây dựng, đặc biệt là xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, nửa số sinh viên lớp Địa chất thăm dò khóa 2 của trường Đại học Bách khoa Hà Nội được chuyển sang học ngành Địa chất công trình-Địa chất thủy văn (ĐCCT-ĐCTV). Cuối năm 1961, 19 kỹ sư ĐCCT-ĐCTV đầu tiên tốt nghiệp. Từ năm 1963, sinh viên khóa 4 của trường  Đại học Bách Hà Nội  được đào tạo chính quy về ngành ĐCCT-ĐCTV tốt nghiệp, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong công tác đào tạo của ngành ĐCCT. Theo quyết định số 147/QĐ-CP, ngày 8 tháng 8 năm 1966 của Thủ tướng chính phủ, trường Đại học Mỏ-Địa chất được thành lập trên cơ sở khoa Mỏ-Luyện kim của trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Sau khi được thành lập, Bộ môn ĐCCT cùng Nhà trường sơ tán về Thuận Thành Hà Bắc(1967-1974) và sau đó chuyển lên Phổ Yên, Bắc Thái (1974-1982). Trong giai đoạn này, mặc dù điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường hết sức khó khăn, nhưng công tác đào tạo của Bộ môn vẫn được duy trì nề nếp, quy mô đào tạo từng bước được mở rộng, đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc XHCN và xây dựng đất nước thống nhất. Trong thời gian chiến tranh, nhiều sinh viên ngành ĐCCT-ĐCTV, giáo viên của Bộ môn và các kỹ sư ngành ĐCCT-ĐCTV đã lên đường nhập ngũ, tham gia xây dựng các công trình quốc phòng và trực tiếp chiến đấu ngoài chiến trường. Nhiều người đã ngã xuống, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

            Sự ra đời của Bộ môn ĐCCT gắn liền với sự hình thành và phát triển của ngành ĐCCT và trải qua nhiều giai đoạn:

- Giai đoạn trước năm 1975: Từ 1961-1966 là giai đoạn hình thành và xây dựng đội ngũ cán bộ của Bộ môn, đưa công tác đào tạo bước đầu vào nề nếp. Người đặt nền móng xây dựng Bộ môn ĐCCT là Cố Nhà giáo Nguyễn Kim Cương. Cuối năm 1966, sau khi trường Đại học Mỏ-Địa chất được thành lập, Bộ môn Khoan được tách ra từ Bộ môn ĐCCT. Đến năm 1967, một bộ phận của Bộ môn ĐCCT lại tiếp tục được tách ra để thành lập Bộ môn ĐCTV. Cho đến thời điểm trước ngày thống nhất 1975, Bộ môn cùng Trường đi sơ tán ở Hà Bắc (nay là Bắc Ninh) và sau này chuyển lên xây dựng cơ sở ở Phổ Yên, Bắc Thái (nay là Thái Nguyên).

- Giai đoạn 1975- 1990: Sau ngày thống nhất, đất nước còn nhiều khó khăn, điều kiện cơ sở vật chất của Nhà trường rất yếu kém, cuộc sống của cán bộ còn nhiều vất vả nhưng Bộ môn vẫn duy trì tốt công tác đào tạo và chi viện cho các trường Đại học phía Nam. Một số cán bộ giảng dạy và thiết bị thí nghiệm của Bộ môn được Liên Xô trang bị trước đây được chia sẻ tăng cường cho các trường đại học Đà Nẵng, Đại học Bách khoa, Đại học Tổng hợp (nay là đại học Khoa học tự nhiên) của thành phố Hồ Chí Minh, đại học Khoa học Huế (nay là Đại học Huế). Kể từ đó, ngành ĐCCT –ĐCTV đã được đào tạo và phát triển trong cả nước. Từ năm 1982, theo quyết định của chính phủ, Bộ môn cùng Nhà trường được chuyển về xây dựng cơ sở tại Hà Nội.

- Giai đoạn từ 1990 đến nay: Đây là giai đoạn công cuộc đổi mới của đất nước thực sự đi vào cuộc sống. Các điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy và cuộc sống của cán bộ được cải thiện và thay đổi đáng kể, đặc biệt là những năm từ 2010 đến nay. Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Bộ môn được đào tạo và phát triển mạnh, đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho giai đoạn phát triển mới. Giai đoạn này đội ngũ cán bộ của Bộ môn thường từ 15-20 người, gồm có: 2 GS.TSKH, 5 PGS, 8 TS, 10 Ths và các cán bộ thí nghiệm có trình độ và tay nghề tốt. Đến nay, nhiều cán bộ giảng dạy có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm giảng dạy tốt đã dần nghỉ theo chế độ và được thay thế bởi đội ngũ cán bộ trẻ, có nhiều năng lực và nhiệt huyết với nghề nghiệp, được đào tạo bài bản. Hiện nay Bộ môn có 20 cán bộ và 100% cán bộ giảng dạy đạt trình độ đào tạo sau đại học, trong đó có: 2PGS.TS, 2GVC.TS, 4GV.TS, 1GVC.ThS, 8GV.ThS, hiện có 2 cán bộ đang làm NCS tại Nhật. Đối với cán bộ thí nghiệm có: 2 TNV.ThS và 1TNV.KS. Từ năm 1990, để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, ngành ĐCCT-ĐCTV đã được tách thành 2 ngành: Địa chất công trình và Địa chất thuỷ văn. Từ 1999, theo xu thế hội nhập, ngành ĐCCT được đổi thành ngành Địa chất công trình - Địa kỹ thuật (ĐCCT-ĐKT).

Cùng với sự phát triển của đất nước, 55 năm qua, Bộ môn Địa chất công trình không ngừng trưởng thành và phát triển. Chặng đường 55 năm đã để lại nhiều thành quả to lớn trong công tác đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phục vụ sản xuất của Bộ môn Địa chất công trình.

NĂNG LỰC HIỆN TẠI VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC:

 

         Cơ cấu tổ chức:

 

Trưởng Bộ môn:

PGS.TS Lê Trọng Thắng

Phó trưởng Bộ môn:

ThS Nguyễn Văn Phóng

 

          Đội ngũ cán bộ: Tổng số cán bộ của Bộ môn là 20 cán bộ, trong đó có 2 PGS, 5 TS, 7 ThS Khoa học.

 

          Danh sách cán bộ:

 

1.

PGS. TS. Lê Trọng Thắng

+ Hồ sơ

     

2.

GVC. TS. Nguyễn Viết Tình

+ Hồ sơ

     

3.

GVC. TS Tô Xuân Vu

+ Hồ sơ

     

4.

PGS.TS Đỗ Minh Toàn

+ Hồ sơ

     

5.

GVC.ThS Phạm Minh Tuấn

+ Hồ sơ

     

6.

GV. TS Bùi Trường Sơn

+ Hồ sơ

     

7.

GV.ThS Nguyễn Văn Phóng

+ Hồ sơ

     

8.

GV. TS Nguyễn Thị Nụ

+ Hồ sơ

     

9.

GV.NCS Phạm Thị Việt Nga

+ Hồ sơ

     

10.

GV.TS Nguyễn Tuấn Long

+ Hồ sơ

     

11.

GV.TS Nhữ Việt Hà

+ Hồ sơ

     

12.

GV.ThS Vũ Thái Linh

+ Hồ sơ

     

13.

GV.ThS Bùi Văn Bình

+ Hồ sơ

     

14.

GV.ThS Dương Văn Bình

+ Hồ sơ

     

15.

TNV.ThS Phạm Thị Ngọc Hà

+ Hồ sơ

     

16.

TNV.ThS Phùng Hữu Hải

+ Hồ sơ

     

17.

TNV.KS Nguyễn Đức Tuấn

+ Hồ sơ

     

18.

GV.ThS Nguyễn Ngọc Dũng

+ Hồ sơ

     

19.

GV.NCS Nguyễn Thành Dương

+ Hồ sơ

 

20.

GV.ThS Nguyễn Văn Hùng

+ Hồ sơ

 

          Cơ sở vật chất: 1 văn phòng, Phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật công trình của Bộ môn được trang bị các thiết bị hiện đại ở trong phòng và ngoài trời (LAS XD 928) thuộc 2 dự án: Phát triển giáo dục đại học và nâng cao năng lực nghiên cứu cho phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật công trình của Bộ GD&ĐT. Các thiết bị hiện đại nói trên đã phục vụ có hiệu quả cho công tác đào tạo, NCKH và triển khai công nghệ trong lĩnh vực ĐCCT-ĐKT.

 

GIẢNG DẠY VÀ ĐÀO TẠO:

 

          Trong 50 năm xây dựng và phát triển (1961-2011), Bộ môn ĐCCT đã đạt được những thành tích rất đáng khích lệ. Bộ môn đã tạo được:

 

          – Gần 4000 kỹ sư cho các hệ chính quy, chuyên tu và tại chức,

 

          – Trên 100 thạc sĩ,

 

          – 17 tiến sĩ,

 

          – Hiện có 3 khoá cao học viên đang theo học với 25 học viên,

 

          – 3 NCS đang chuẩn bị bảo vệ.

 

          Quy mô đạo tạo từ 1998 cho đến nay đã tăng lên trên 4 lần, số lượng sinh viên chuyên ngành hàng năm gần 200 sinh viên, chiếm 45 – 50% số lượng sinh viên của khoa Địa chất. Hiện nay, hàng năm Bộ môn thực hiện khối lượng giảng dạy từ 3.500 đến gần 6.000 giờ chuẩn. Bộ môn đang khẩn trương thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT, của Trường ĐH Mỏ – Địa chất chuyển sang đào tạo theo tín chỉ, các đề cương giáo trình đang được biên soạn lại cho phù hợp với phương pháp đào tạo mới.

 

HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ:

 

         Các hướng nghiên cứu khoa học cơ bản:

 

         1 – Nghiên cứu ĐCCT khu vực gắn với nghiên cứu môi trường địa chất trên đất liền, trên biển và hải đảo;

 

         2 – Nghiên cứu ĐCCT biển; các vấn đề liên quan đến tai biến địa chất, đất yếu và kỹ thuật xử lún đất yếu;

 

         3 – Các vấn đề ĐKT liên quan đến công trình ngầm;

 

         4 – Nghiên cứu tính chất động của đất;

 

         Các đề tài khoa học và triển khai công nghệ:

 

         Bộ môn đã thực hiện 8 đề tài cấp Nhà nước đã và đang thực hiện 18 đề tài cấp Bộ. Tham gia và cố vấn nhiều dự án khoa học lớn như trạm thủy điện Sông Hinh, Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang…, cải tạo và nâng cấp lại các hệ thống đường cao tốc số 1, 10 và 18 và nhiều khách sạn lớn của Việt Nam

 

         Khen thưởng:

 

         Về tập thể, tính đến năm 2010, Bộ môn ĐCCT đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước:

 

         – Huân chương Lao động hạng Ba: QĐ số 326 KT/CT ngày 29/6/1998.

 

         – Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: QĐ số 1987-GD/ĐT ngày 23/4/2004.

 

         – Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: QĐ số 991-QĐ/BGD&ĐT ngày 02/03/2006.

 

         – Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: QĐ số 389-QĐ/BGD&ĐT ngày 29/01/2008.

 

         – Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: QĐ số1681 – QĐ/TTg ngày 19/11/2008.

 

         – Giấy khen của Đảng ủy khối các trường Đại học và Cao đẳng Hà Nội tặng cho chi Bộ Địa chất công trình đạt chi bộ ” Trong sạch vững mạnh” 3 năm liên tục 2007-2008-2009, QĐ số 983/ QĐ/ ĐUK ngày 05/02/2010.

 

         – Nhiều năm liên tục là tổ lao động tiên tiến và xuất sắc của Nhà trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 

          + Năm 2003-2010, Bộ môn liên tục đạt danh hiệu thi đua “Tập thể Lao động tiên tiến”

 

          + Năm học 2002-2003, Bộ môn đạt danh hiệu thi đua “Tập thể lao động xuất sắc” (Quyết định số1977 QĐ/BGD&ĐT ngày 23 tháng 4 năm 2004).

 

          + Năm học 2004-2005, Bộ môn đạt danh hiệu thi đua “Tập thể lao động xuất sắc” (Quyết định số 988 QĐ/BGD&ĐT ngày 02 tháng 3 năm 2006).

 

          + Năm học 2005-2006, Bộ môn đạt danh hiệu thi đua “Tập thể lao động xuất sắc” (Quyết định số1881 QĐ/BGD&ĐT ngày 16 tháng 4 năm 2007).

 

          + Năm học 2006-2007, Bộ môn đạt danh hiệu thi đua “Tập thể lao động xuất sắc” (Quyết định số 8169 QĐ/BGD&ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2008).

 

          + Đang được đề nghị Nhà nước tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ và Huân chương Lao Động hạng 2.

 

         Trong 10 năm gần đây các thành viên của Bộ môn đã nhận được nhiều phần thưởng khác nhau của các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến Nhà trường về thành tích giảng dạy, NCKH, triển khai công nghệ và bồi dưỡng sinh viên thi Olimpic, đặc biệt là có thêm 2 Nhà giáo của Bộ môn được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”.

 

         Về cá nhân, trong 50 năm qua Bộ môn đã có:

 

         – 02 Nhà giáo được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh (đồng tác giả) về hoạt động khoa học công nghệ,

 

         – 18 Huân, Huy chương và kỷ niệm chương các loại,

 

         – 07 Bằng khen của Chính phủ,

 

         – 26 Bằng khen và danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo,

 

         – Nhiều giấy khen các loại.

 

         – 02 Nhà giáo vinh dự được nhận Danh hiệu cao quý “Nhà giáo Nhân dân” và 02 cán bộ vinh dự được nhận Danh hiệu” Nhà giáo Ưu tú”.