Giới thiệu

11/11/2015

KHOA KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT

 Văn phòng: Tầng 4, Nhà C 12 tầng, Khu A - Trường Đại học Mỏ - Địa chất

·Địa chỉ: Số 18, phố Viên,phường Đức Thắng, quận Bắc Liêm, Hà Nội

 Điện thoại/fax: 04. 38387567

 Website: http://geo.humg.edu.vn/

 E-mail: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

 Lãnh đạo đơn vị:

 

 

 

   

Trưởng khoa

NGƯT.PGS.TS. Nguyễn Văn Lâm

 

Phó Trưởng khoa

GV.TS. Nguyễn Tiến Dũng

 

Phó Trưởng khoa

GV. TS. Ngô Xuân Thành

 Cán bộ, công chức: Tổng số cán bộ của khoa hiện nay là  92 cán bộ, 88 cán bộ giảng dạy, (PGS: 21; TS: 32; ThS: 30; GVC: 17). Số cán bộ có trình độ trên đại học: 27 tiến sỹ, 30 thạc sỹ. Nhiều cán bộ của khoa được đào tạo tại Liên Xô (cũ), Trung Quốc, Đức, Ba Lan, Australia, Canada, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản…, là nguồn nhân lực chất lượng cao đảm bảo công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của khoa. Hiện nay có 25 cán bộ đang học tập tại các nước tiên tiến như Đức, Pháp, Vương quốc Anh, Trung Quốc… Hàng năm có nhiều cán bộ đi học tập tại nước ngoài và nhiều cán bộ tốt nghiệp ThS, TS trong và ngoài nước.

 Sơ đồ tổ chức: 



  Đào tạo: Đào tạo các bậc Cao đẳng, Đại học, Cao học, Nghiên cứu sinh về lĩnh vực Địa chất.

Trong những năm gần đây, hàng năm Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất quản lý đón nhận 1500 sinh viên hệ chính quy trong đó số sinh viên theo học ngành Địa chất Công trình – Địa kỹ thuật chiếm khoảng 45%, ngành Địa chất chiếm 25%, ngành Địa chất Thủy văn -  Địa chất Công trình khoảng 20%, ngành Nguyên liệu Khoáng khoảng 10%.

Ngoài ra, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất còn tham gia đào tạo hàng năm khoảng 300 sinh viên hệ tại chức cho các ngành Địa chất, Địa chất Công trình – Địa kỹ thuật và Địa chất Thủy văn – Địa chất Công trình.

Khoa Khoa học và Kỹ thuật  Địa chất cũng là một địa chỉ tin cậy trong đào tạo sau đại học với một số lượng đông đảo học viên cao học và nghiên cứu sinh theo học. Hàng năm, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất đón nhận khoảng 40 học viên cao học và 20 nghiên cứu sinh làm luận văn và luận án…

  Quá trình hình thành và phát triển:

Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất thuộc trường Đại học Mỏ - Địa chất ngày nay là một trong những đơn vị đào tạo khoa học và kỹ thuật chuyên ngành được ra đời sớm nhất trong hệ thống giáo dục đại học của nước Việt Nam độc lập. Tiền thân của Khoa  Khoa học và Kỹ thuật Địa chất là bộ môn Địa chất, một trong những bộ môn ra đời sớm nhất của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội khi trường này được thành lập năm 1956. Ngay sau khi thành lập, bộ môn Địa chất đã phát triển mạnh và trở thành khoa Mỏ - Địa chất. Năm 1966, trước những yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, trường Đại học Mỏ - Địa chất được thành lập trên cơ sở khoa Mỏ - Địa chất trước đây của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ngành Địa chất được đào tạo ở hai khoa là khoa Địa chất thăm dò và khoa Địa chất công trình. Năm 1977, theo xu thế phát triển của đất nước và nhu cầu đào tạo, khoa Địa chất đã được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai khoa Địa chất Thăm dò và Địa chất Công trình. Từ năm 2016 khoa Địa chất được đổi tên thành Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất.

Với bề dày lịch sử hơn 50 năm xây dựng và phát triển, khoa Khoa học và Kỹ thuật  Địa chất không ngừng lớn mạnh và trở thành một đơn vị đào tạo chủ đạo của trường Đại học Mỏ - Địa chất. Hàng chục ngàn kỹ sư và các nhà chuyên môn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong địa chất học đã và đang trưởng thành từ sự dìu dắt của tập thể các thầy cô giáo trong khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất qua các thời kỳ. Rất nhiều cán bộ trưởng thành từ Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất đã trở thành những nhà khoa học và quản lý đầu đàn ở nhiều lĩnh vực khoa học địa chất, nhiều ngành kinh tế và ở nhiều cấp khác nhau cả địa phương và trung ương.

 Năng lực hiện tại:

Đến nay, khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất đã lớn mạnh với đội ngũ cán bộ khoa học thuộc 8 bộ môn chuyên môn, gần 20 phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu và một bảo tàng địa chất. Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất là đơn vị chủ quản của 4 chuyên ngành đào tạo đại học là: Địa chất; Địa chất Công trình - Địa kỹ thuật; Địa chất Thuỷ văn - Địa chất Công trình; Nguyên liệu khoáng. Ngoài ra, khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất còn tham gia đào tạo nhiều chuyên ngành khác của trường Đại học Mỏ - Địa chất và đảm trách các chương trình đào tạo trên đại học, cả ở bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ như Địa chất học, Địa kiến tạo, Khoáng vật - Thạch học, Khoáng sản và Tìm kiếm - Thăm dò, Địa chất Thuỷ văn, Địa chất Công trình.

Số cán bộ trong khoa hiện nay là 92 người, trong đó có 88 cán bộ giảng dạy. Số cán bộ có trình độ  TS: 32; ThS:30. Khoa hiện có 21PGS; 17GVC. Các cán bộ giảng dạy đều được đào tạo có hệ thống. Nhiều người đã được đào tạo từ nước ngoài như: Liên Xô (cũ), Trung Quốc, Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc (cũ), Australia, Canada, Anh, Hàn Quốc....

  Nghiên cứu khoa học:

Đã chủ trì và tham gia hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Trường trong lĩnh vực Địa chất; nhiều dự án, hợp đồng triển khai công nghệ trong các chương trình trọng điểm của Bộ Công nghiệp, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tài và các địa phương trong cả nước. Hiện nay đang thực hiện một số đề tài hợp tác quốc tế với Trung Quốc, Đan Mạch, CHLB Đức.

Hướng nghiên cứu chính hiện nay: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu tai biến địa chất và bảo vệ môi trường, triển khai và ứng dụng công nghệ tiến tiến trong lĩnh vực Kỹ thuật địa chất.

 Quan hệ hợp tác:

Trong quá trình xây dựng và phát triển, Khoa  Khoa học và Kỹ thuật Địa chất cũng đã thiết lập được quan hệ hợp tác chặt chẽ trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật với nhiều trường đại học, cơ quan nghiên cứu, các bộ ngành, các công ty và nhiều đối tác khác trong nước. Mối quan hệ hợp tác quốc tế của Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất cũng đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp và đang ngày càng được củng cố và phát triển. Hiện nay Khoa Khoa học và Kỹ thuật Địa chất là đối tác tin cậy của nhiều trường đại học và viện nghiên cứu hoặc các nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia trên khắp thế giới như Anh, Australia, Ba Lan, Canada, CHLB Đức, Ph¸p, Đan Mạch, Hà Lan, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Thái Lan, Thụy Điển, Áo, Trung Quốc,...

  Mục tiêu và nhiệm vụ trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học:

1. Tham gia đào tạo các cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ và tiến sỹ thuộc các chuyên ngành Địa chất khu vực, Địa chất biển, Cấu trúc - Kiến tạo, Cổ sinh-Địa sử, Địa hoá, Thạch học, Khoáng sản, Tìm kiếm - Thăm dò, Địa chất Công trình - Địa kỹ thuật, Địa chất Thuỷ văn, Địa chất mỏ, Địa chất Môi trường, Nguyên liệu khoáng.

2. Xây dựng và triển khai thực hiện các đề tài, hợp đồng nghiên cứu khoa học và công nghệ ở tất cả các cấp Quốc tế, trường, tỉnh, bộ, nhà nước, quốc tế thuộc các lĩnh vực điều tra địa chất, đánh giá tài nguyên thiên nhiên, xây dựng công trình, phòng chống tai biến tự nhiên, bảo vệ môi trường, và quy hoạch và phát triển bền vững.

3. Hợp tác với các cơ quan chính phủ trung ương và địa phương, các trung tâm nghiên cứu khoa học, các đơn vị sản xuất, và các nhà khoa học trong nước và quốc tế với mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu để đáp ứng các yêu cầu thực tế mới của đất nước cũng như hòa nhập với xu thế toàn cầu hóa trong nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực của địa chất học, đánh giá tài nguyên thiên nhiên, xây dựng công trình, phòng chống tai biến tự nhiên, bảo vệ môi trường, và quy hoạch và phát triển bền vững.